Tình hình Nga - Ukraine đã trở nên vô cùng căng thẳng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở vùng Donbass thuộc miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, không có một cuộc chiến tranh nào trên thế giới chỉ là chuyện giữa các bên tham chiến mà còn gây hệ lụy cho toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực. Cả thế giới bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong những ngày qua, không chỉ có những phát ngôn trên diễn đàn chính trị của các quốc gia mà câu chuyện này còn là vấn đề bàn tán sôi nổi của người dân thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mọi người đều có quyền tự do
ngôn luận, được thể hiện quan điểm của mình về sự xung đột này. Tuy nhiên, những
phát ngôn đó phải không vi phạm quy định pháp luật và làm sai lệch hình ảnh người
Việt Nam. Mới đây, Đài Châu Á tự do (RFA) đăng tải bài viết: “Người Việt trong
xiềng xích”. Điều đó thể hiện một cách nhìn nhận phiến diện, thiếu khách quan,
hoàn toàn sai lệch. Bởi lẽ:
Thứ nhất, Đài RFA cho rằng “tờ
VTC Now, trong các bài tường thuật về diễn biến xung đột biên giới Nga và
Ukraine đã im lặng xóa bỏ tất cả những lời chỉ trích Tổng thống Nga Putin,
nhưng lại để nguyên các nhận định về sai lầm của Ukraine khi dám chống lại Nga.
Kể cả những ngôn ngữ tấn công Tổng thống Ukraine là Volodymyr Zelensky cũng được
giữ lại một cách phiến diện”. Tuy nhiên, RFA lại không thể đưa ra dẫn chứng cho
điều này, mà chỉ là những lời nói suông, lời nói không có căn cứ, quy chụp để
bôi nhọ uy tín, chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin của trang VTC.
Thứ hai, luận điệu mà RFA đưa
ra rất sai lệch: “Ở Việt Nam, không khó để nhận ra một kiểu tình cảm tuyệt đối
với nước Nga, trong các hoạt động quốc tế, và thậm chí là sự sùng bái cá nhân đối
với riêng Putin, mà điều đó không chỉ ở những người dân bình thường, mà cả quan
chức hay giới làm báo có dính líu cuộc đời với nước Nga”.
Đúng là rất nhiều người Việt
dành tình cảm đặc biệt cho nước Nga và người dân Nga nhưng không phải là “tình
cảm tuyệt đối”, cũng chẳng có “sự sùng bái cá nhân đối với Putin”. Bởi vì,
trong quá khứ và hiện tại, Liên Xô trước đây và nay là Nga luôn là đối tác chiến
lược của Việt Nam, đồng hành, giúp đỡ Việt Nam trải qua các cuộc chiến tranh và
cả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu
hóa, quan hệ đối ngoại giữa các nước là “không có đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có
lợi ích quốc gia - dân tộc là trên hết”, trong khi đó, quan điểm của Việt Nam
là không liên minh, liên kết với với bất kì quốc gia nào để chống lại quốc gia
khác. Việt Nam và Nga là quan hệ đối tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi,
không có cơ sở nào nói Việt Nam có “tình cảm tuyệt đối” với Nga.
Nhìn lại trong lịch sử, Việt
Nam đã chịu sự chèn ép của các nước lớn, mặc dù bên ngoài thì tỏ ra ủng hộ Việt
Nam nhưng lại có những “cuộc đi đêm” với nhau để đẩy nước ta vào thế bất lợi,
có thể thấy rõ lúc Nga và Trung Quốc liên kết, hợp tác với nhau khi vụ việc Biển
Đông “nóng” hơn bao giờ hết. Điều đó để thấy rằng, Việt Nam không hề đứng về
phe một nước, một tổ chức nào. Minh chứng cho điều này, nhiều lần nhà phát ngôn
Việt Nam đã nêu rõ: “Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần
đây xung quanh tình hình Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực
đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng
trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên
toàn thế giới”.
Thứ ba, “Dính líu”, là một
cách nói, và sự mô tả hoàn toàn đặc biệt dành cho hàng chục ngàn người Việt Nam
ở phía Bắc, từng đi du học, lao động hợp tác hay có một thời gian sinh sống ở
Nga. Ở các quán cà phê vỉa hè, những cuộc tranh cãi ở quán nhậu, rất dễ nhận ra
đa số những người phía Bắc thường dành cảm tình cho nước Nga”.
Sự phân biệt vùng miền luôn là
chiêu bài mà RFA hay các tổ chức phản động khác sử dụng nhằm mục đích chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc chắn du học, đi lao động hay có thời gian sinh
sống ở một nước nào khác thì người Việt Nam luôn dành tình cảm tốt đẹp cho đất
nước đó, nhưng tình cảm ấy không bao giờ lớn hơn tinh thần dân tộc, tình yêu
quê hương đất nước Việt mình, không giống như những kẻ “bán nước cầu vinh” ở
phương Tây kia.
RFA so đo, tính toán những lời
lẽ trong cuộc nói chuyện thường ngày của một vài người dân mà quy chụp cho lối
tư duy của người Việt thì đúng là một trang thông tin “bẩn”, thiếu uy tín. Người
dân có quyền thể hiện quan điểm của mình miễn là phải tuân thủ quy định pháp luật
mà không hề bị trói buộc tư duy. Người Việt hiện nay đã có dân trí cao hơn rất
nhiều, đủ nhận biết bản chất xấu xa, phản động của RFA hay các trang tin phản động
khác trên không gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét