Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là con đường nhất quán xuyên suốt của cách mạng Việt
Nam là hoàn toàn tất yếu để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng
và hoài bão của nhân dân Việt Nam là xây dựng một xã hội ấm no, giàu đẹp. Có quan điểm cho
rằng vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện này là “vấn đề đổi
mới là làm sao để dân giàu, nước mạnh, cần gì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, phản động và phiến diện.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân
dân tiến hành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945
thành công, chấm dứt chế độ thống trị của thực dân, phong kiến, mở
ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Cùng với đó là lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược kết thúc thắng lợi. Sau khi đất nước giành
độc lập thống nhất, Chúng
ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn,
thách thức. Bằng sự lãnh
đạo tài tình và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng đã lãnh đạo đất
nước từng bước vượt qua khó khăn, thử thách và gặt hái được nhiều thành công rực
rỡ, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Trước những bối cảnh mới của tình hình, Đảng ta luôn xác định phải
giương cao ngọn cờ "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Công cuộc
đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương chiến lược đúng đắn,
phù hợp với quy luật khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tạo
điều kiện, tiền đề cho chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực thù
địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách phủ nhận tư tưởng đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chúng cho rằng: ở Việt Nam sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, thực
hiện chế độ dân chủ nhân dân là phù hợp, không cần tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai
phạm trù độc lập, tồn tại ở các thời kỳ khác nhau, ở các quốc gia có định hướng
chính trị khác nhau, không có mối liên hệ gắn kết. Việt Nam xác định độc lập
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội và cho đó là một tất yếu, khách quan của lịch
sử dân tộc Việt Nam là một sự gán ghép khiên cưỡng, bắt chước rập khuôn, máy
móc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Chúng cho rằng học thuyết của Mác - Lênin về chủ nghĩa xã
hội đã lỗi thời. Sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam là vận dụng học thuyết về
chủ nghĩa xã hội vào Việt Nam. Vì vậy, kết cục Việt Nam sẽ cùng chung số phận
như Liên Xô và Đông Âu. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà
Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện hiện nay thực chất là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Vì vậy, không có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cũng không thể có độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội như Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định.
Những lập luận trên đây hoàn toàn mang
tính mặc cảm, áp đặt, không có căn cứ thực tiễn và khoa học, nằm trong mưu đồ
chiến lược chống chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị chống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chúng ta cần khẳng định rằng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc, là chiến lược, bước đi của cách mạng
Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, Việt Nam đang trong giai đoạn bị khủng hoảng về đường lối cứu nước, khi đó, Nguyễn Ái Quốc đã sớm tìm thấy học thuyết Mác - Lênin, đứng trên lập
trường của giai cấp vô sản để xác định phương hướng, đường lối cho cách mạng
Việt Nam, đó là kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ
nghĩa; đồng thời chỉ rõ mối
quan hệ giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội là hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đây là định hướng chính trị, mục tiêu xuyên suốt của tiến
trình cách mạng Việt Nam.
Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của cách
mạng Việt Nam đã được thể hiện rõ trong các cương lĩnh, văn kiện Đại hội Đảng.
Đường lối của Đảng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được cụ
thể hóa trong chính sách, thể chế hóa thành pháp luật của Nhà nước; được quán
triệt vận dụng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Ngày nay, quan điểm, mục tiêu đó được Đảng ta
khẳng định trong đường lối đổi mới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng trong giai đoạn mới là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh".
Đó là sự nhất quán trong tư duy, nhận thức và
hành động của Đảng và nhân dân. Cơ sở của sự nhất quán thống nhất đó là tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của nhân dân
trong tiến trình cách mạng; về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Trong đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vừa là mục
tiêu, tư tưởng; vừa là nguyên tắc để mang lại độc lập dân tộc, dân chủ, giải
quyết vấn đề quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, vấn đề ruộng đất, đời sống
ấm no hạnh phúc, nâng cao dân trí…Đây là tâm nguyện của ý Đảng, lòng dân.
Con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam là hoàn toàn tất yếu, bởi
vậy toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, giữ vững bản
chất cách mạng, làm cho các tổ chức đảng và bộ máy Nhà nước ngày càng trong
sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét