Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

CẦN PHÂN BIỆT TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG LỄ HỘI ĐẦU XUÂN KỶ HỢI 2019



NTC
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên ĐánLễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng,Lễ hội Tịch điền Đọi SơnGiáng SinhHội Phật Tích. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước Việt Nam có khoảng gần 8.000 lễ hội; trong đó gần 90% lễ hội dân gian, hơn 4% lễ hội lịch sử, còn lại là lễ hội tôn giáo. Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà NộiBắc NinhHà NamHải Dương và Phú Thọ.
Tuy nhiên, tôn giáo vốn là lĩnh vực nhạy cả chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của xã hội, len lỏi vào trong cả các lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử của dân tộc. Một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân đã và đang tin theo với nhận thức chưa đầy đủ về tôn giáo. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. Nhất là trong những ngày đầu xuân mới, khi mà các lễ hội được tổ chức và diễn ra ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Để chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo trong các lễ hội truyền thống, cần nhận thức và phân biệt một cách đúng đắn bản chất của tín ngưỡng và tôn giáo.
Điều 2, Luật Tín ngưỡng tôn giáo Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2018 chỉ rõ: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Những hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Trong đó có cả những lễ hội được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng. Còn tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Đảng ta cũng khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.
Tín ngưỡng mang tính dân tộcdân gian. Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trần tục“, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lýkinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu việnthánh đườnghọc viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờchùathánh đường..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoạithần tíchtruyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ...
Với cách hiểu thông thường như trên, soi vào thực tế các hoạt động lễ hội đầu xuân Kỷ Hợi, chúng ta có thể nhận thấy nhiều nét đẹp truyền thống dân tộc đã và đang được duy trì và phát huy tốt. Tuy nhiên, cũng còn nhiều điểm bị lợi dụng, bị “cố tình nhầm lẫn” giữa tín ngưỡng và tôn giáo để rồi đan cài mưu đồ chính trị trong các hoạt động văn hóa dân gian của đan tộc ta.
Chính vì vậy, chúng ta hãy cảnh giác, chủ động và tích cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối, những kẻ đeo mặt nạ trá hình đội lốt tôn giáo trước ánh sáng công lý và pháp luật. Đó là việc cần làm nhất thiết phải làm của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính./.

1 nhận xét: