Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ VIỆT NAM HIỆN NAY



                                                    
                                                 NXT

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với hơn 25 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 27% tổng dân số; có 14 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động. Ngoài các tôn giáo lớn du nhập từ nước ngoài, như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Bàlamôn, còn có các tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương...Trong những năm gần đây, các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát huy ảnh hưng trong đời sống tinh thần xã hội; mở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ; tăng cường quan hệ với các tổ chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo được tu bổ, xây dựng mới khang trang đẹp đẽ; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi;đại đa số các tín đồ, chức sắc tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá nước ta thường tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xuyên tạc, vu cáo Nhà nước can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, đòi hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước.
Luận điệu của chúng là, tôn giáo phải độc lập với Nhà nước, không chịu sự quản lý của Nhà nước, vu cáo Nhà nước ta can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo. Chúng xuyên tạc trắng trợn rằng: tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị quấy nhiễu, nhiều người bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo. Đồng thời, các thế lực thù địch còn tâng bốc, ca ngợi tự do tôn giáo ở các nước tư bản được tự do hoạt động, chính quyền không can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, vì đây là quyền tự do của công dân… Những luận điệu đó đã làm cho không ít các tín đồ tôn giáo hoài nghi về chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Nhiều người ngộ nhận cho rằng, tất cả các hoạt động tôn giáo không phải xin phép chính quyền; từ đó, có những hành vi chống lại chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước, tạo ra những bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thứ hai, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, vu cáo Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Lợi dụng những thiếu sót trong thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của một số ban, ngành, địa phương để vu cáo, xuyên tạc và cho rằng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta là “không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của nhân dân... Chúng còn trắng trợn vu cáo Nhà nước Việt Nam truy bức tôn giáo với luận điệu:“Chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm tệ hại nhân quyền”; “sách nhiễu”, “ngăn cấm”, một số phần tử cực đoan đã có hành vi gây rối, chống đối, tán phát nhiều tài liệu phản động, vu cáo Đảng và Nhà nước ta “vi phạm nhân quyền”, “vi phạm tự do tôn giáo”…
Thứ ba, xuyên tạc trắng trợn tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Cùng với luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, các thế lực thù địch còn tìm cách xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Chúng đưa ra những nhận định méo mó về tình hình tôn giáo ở Việt Nam rằng: “Nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực và có khi còn bị bắt bớ”; đặt vấn đề cần có “tự do tôn giáo” ở Việt Nam; vu cáo Việt Nam không cho xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự của các tôn giáo; cản trở các hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành...
Thứ tư, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam bắt người vì lý do tôn giáo và tìm cách can thiệp, đòi thả tự do cho số này mà họ cho là “tù nhân lương tâm”.
Các thế lực thù địch trực tiếp tiếp xúc, kích động các chức sắc và tín đồ tôn giáo gây áp lực, đòi thả những tên đội lốt tôn giáo hoạt động chống phá bị ta bắt; “tiếp sức” cho các đối tượng đang có hoạt động chống đối; đồng thời cổ vũ, đề nghị tặng giải thưởng Nobel vì hòa bình hoặc các giải thưởng khác cho số này nhằm kích động họ tiếp tục chống đối. Khi những đối tượng này bị Nhà nước ta xử lý theo quy định của pháp luật thì ngay lập tức, các thế lực thù địch đã lên tiếng phản đối, tìm cách can thiệp đòi thả tự do cho số người này, vu cáo Đảng và Nhà nước ta “không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của công dân...
Để vô hiệu hóa những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá Việt Nam hiện nay cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:
Một là, tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt đường lối, quan điểmcủa Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách dân tộc, tôn giáo trong vùng đồng bào có đạo. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp; trong đó, cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo,phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào có đạo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, khơi dậy truyền thống đoàn kết giữa các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lương - giáo của các thế lực thù địch, để đồng bào đề cao cảnh giác không bị chúng lừa gạt, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo.
Hai là,tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
           Làm tốt công tác tham mưu và trực tiếp tham gia giúp cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng, chống những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc, hiệu quả; sử dụng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo. Thực hiện tốt phong cách công tác dân vận: trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân; Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trên các địa bàn có đông đồng bào theo tôn giáo cư trú. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, giáo viên…là người dân tộc thiểu số, người có đạo - những người có nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc, tôn giáo; nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tôn giáo; chống kỳ thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng dân tộc, tôn giáo.
Ba là, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giáo. Khi đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, đồng bào các dân tộc, tôn giáo sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ công dân, kẻ thù khó có điều kiện chống phá.
Bốn là, phát huy vai trò của người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo đấu tranh phòng, chống những quan điểm sai tráicủa các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá Việt Nam.


1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.

    Trả lờiXóa