Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

THANH NIÊN QUÂN ĐỘI CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRÊN CÁC TRANG MẠNG INTERNET


                                              TKM
Hiện nay, mạng internet là điều không thể thiếu trong mọi hoạt động của cuộc sống con người. Thời đại toàn cầu hóa đã làm giúp cho internet phát triển không ngừng trong mỗi quốc gia. Sự phát triển của internet góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Nhờ có mạng internet mà Việt Nam đã đang và sẽ gần đuổi kịp sự phát triển của các Quốc gia phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, Bên cạnh những tiện ích của internet mang lại thì mặt trái của nó là không hề nhỏ; đặc biệt, các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng mạng internet, không gian mạng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng xem internet là “sức mạnh mềm” để chống lại “sức mạnh cứng”…Internet  đa dạng và không giới hạn từ những trang web báo, đến các video,blog, các trang xã hội như faceboox, tweeter,… Có thể ví mạng xã hội như một xã hội thu nhỏ, mà ở đó mỗi tài khoản, nhiều tài khoản nhân danh hành vi của chủ sở hữu là con người có sức lan tỏa thông tin mạnh mẽ, tác động thực sự đến đời sống hiện tại. Hiện nay, số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều.

Thông qua không gian mạng chính là đánh vào ý thức hệ, vào tư tưởng, tình cảm của con người trước khi thực hiện các mục tiêu tiếp theo. Chúng công khai, ráo riết tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phê phán, đả kích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo chính quyền các cấp, kêu gọi “tự do, dân chủ, nhân quyền”, đòi phi chính trị hóa lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch sử dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và quân đội trên internet, mạng xã hội là tuyên truyền các nội dung trá hình, bới móc, thổi phồng, xuyên tạc những sai lầm, khuyết điểm hoặc lợi dụng những hạn chế, sơ hở trong quản lý để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò của quân đội. Thường xuyên theo dõi các hoạt động, diễn biến của quân đội để xuyên tạc đường lối chính trị, quân sự quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, chúng còn thiết lập các trang web, các blog, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm phát tán tài liệu phản động và truyên truyền, nhhào nặn, trộn lẫn thật - giả, tốt - xấu; phát tán các thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và quân đội để vu cáo; tăng cường lôi kéo các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị để chống phá quân đội.
Cho nên, internet trở thành phương tiện mà các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội thoái hóa biến chất, đã sử dụng hàng trăm trang tin điện tử để truyền bá quan điểm sai trái, chống chế độ XHCN, chống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và thường bằng các cách thức sau:
Cách thức phổ biến nhất là các trang tin này được thiết kế nhiều hình thức "bắt mắt" với nhiều thông tin hấp dẫn, có tác dụng thu hút, lôi kéo người dân trong nước truy nhập vào, để rồi sau đó cài vào đó các thông tin phản động, chống đối. Loại hình nói trên đều có đặc điểm chung là sử dụng nhiều phương thức, hình thức dịch vụ tin tức, trao đổi khác nhau để lôi kéo định hướng người sử dụng Internet đến với các nội dung cần tuyên truyền. Đôi khi các thông tin đánh lạc hướng là những thông tin rất có giá trị để nhằm làm người đọc mất cảnh giác khi đến với các nội dung phản động, họ đã "trộn lẫn thật giả". Các nội dung thường bị bóp méo, xuyên tạc dẫn đến làm sai lệch cách nhìn nhận của cộng đồng mạng về tình hình trong nước.
Cách thức phổ biến thứ hai được sử dụng là tường thuật trực tuyến (livetreams) hoặc thông qua các dịch vụ hội thoại (chat), trao đổi trực tuyến, diễn đàn (forum). Hội thoại trực tuyến bao gồm cả hội thoại dùng chữ (text), dùng lời (voice), dùng hình ảnh (video), ... Hội thoại trực tuyến là dịch vụ cho phép hai hay nhiều người có thể trao đổi trực tuyến với nhau tức thời thông qua Internet. Có thể nói dịch vụ này đã giúp mọi người liên kết được với nhau một cách thuận tiện, vượt qua không gian, thời gian, và quan trọng nhất là rất rẻ tiền, nếu không nói là hoàn toàn miễn phí.
Cách thức phổ biến thứ ba là sử dụng thư điện tử (email). Hằng ngày có hàng tỷ email được truyền đi qua Internet. Thư điện tử đã trở thành một dạng dịch vụ không thể thiếu đối với người sử dụng Internet. Có rất nhiều giao dịch, kể cả giao dịch thương mại đã sử dụng email như phương pháp truyền thông hiệu quả và tin cậy. Do đó thông qua email để tiếp cận đối tượng tuyên truyền là một hình thức rất hiệu quả trong thời đại Internet. Hiện tại việc lạm dụng email để quảng cáo, tuyên truyền, thậm chí lừa đảo đã trở thành một vấn nạn toàn cầu. Trong trào lưu đó, các phần tử phản động đã nhanh chóng áp dụng các phương pháp tiếp cận bằng email vào hoạt động của mình.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, những người "đào ngũ tư tưởng" đang tăng cường sử dụng mạng internet với hàng trăm trang mạng xã hội và blog, với nội dung xấu độc, với liều lượng, tần suất ngày càng tăng để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tập trung vào một số vấn đề chính như:
Thứ nhất, qua các trang mạng xã hội và blog xấu độc, tung ra những thông tin và quan điểm sai trái, thù địch nhằm phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên CNXH của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Kêu gọi thay đổi chế độ chính trị, đòi đa nguyên, đa đảng; kêu gọi biểu tình gây áp lực đối với Đảng, Nhà nước; âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phi chính trị hóa quân đội…
Thứ hai, họ phát tán trên mạng internet những tin, bài, tài liệu có nội dung sai trái, thù địch và khuyến khích nhiều người lên mạng “trao đổi”, “thu nhận” thông tin; dùng các trang mạng xã hội và blog làm “nóng” các vấn đề trong nước để tuyên truyền chống phá ta,  kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xuyên tạc, tung tin thất thiệt gây chia rẽ nội bộ, kêu gọi biểu tình, phản đối ban hành Luật Đặc khu...
Thứ ba, lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” “đất đai”... để vu cáo, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép về chính trị và kinh tế, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với các điều kiện về hợp tác kinh tế; tìm cách tác động, kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế gia tăng sức ép với Việt Nam…nhằm gây chú ý của dư luận, tạo áp lực với Đảng, Nhà nước ta; nhào nặn, lan truyền những thông tin thất thiệt gây tâm lý bi quan, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, thực hiện mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từng bước hướng lái Việt Nam theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Thứ tư, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, những vấn đề “nóng”, “bức xúc” trong xã hội để xuyên tạc, bóp méo, lấy hiện tượng quy thành bản chất nhằm công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gieo rắc tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thứ năm, lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, định hướng thông tin, tác nghiệp ở một số cơ quan báo chí để xảy ra tình trạng một số bài viết phản ánh về các vụ việc phức tạp, nhạy cảm sai sự thật, thiếu khách quan; cá biệt một số tờ báo có những bài viết “giật tít” nhằm câu khách; tần suất, số lượng bài viết về các mặt trái, tiêu cực xã hội quá nhiều, nhất là trên một số báo điện tử, để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá ta.
Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cách mạng nước ta cần phải nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “DBHB”, trên mạng internet.
Hiện nay, giới trẻ nói chung và thanh niên quân đội nói riêng cần phải hết sức cảnh giác với những thông tin trên mạng internet, cần phải có bản lĩnh chính trị để nhận định vấn đề, tránh bị kẻ gian lợi dụng gieo rắc vào đầu những tư tưởng phản động, chống phá nhà nước, chống phá Đảng và chính quyền. Vừa qua đã xuất hiện một số trường hợp cán bộ, đảng viên rơi vào tình trạng thờ ơ chính trị, thậm chí a dua tán phát những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, công tác đấu tranh phản bác của hệ thống chính trị lại thiếu chủ động, chưa kịp thời, chưa thống nhất và thiếu đồng bộ, cá biệt có nơi hầu như không có phản ứng gì.
Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng và triển khai tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị trong việc nắm bắt quan điểm sai trái thù địch, thông tin xấu, độc trên mạng internet, mạng xã hội, nhất là việc chỉ đạo, phát động cán bộ, đảng viên đấu tranh, phản bác có nơi, có lúc còn bị bỏ ngỏ. Công tác tuyên truyền giáo dục, phòng-chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên còn có mặt hạn chế; lúng túng trong định hướng thông tin tích cực trên mạng internet, mạng xã hội. Việc một số cán bộ, đảng viên đứng ra cổ súy cho những hành vi vi phạm, tham gia vào những hành động tự phát, manh động do bị kích động hoặc mất ý chí chiến đấu, phó mặc cho hoàn cảnh điều khiển khi những phần tử xấu xuyên tạc, công kích, bôi nhọ Đảng và chế độ đều là những biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức, tư tưởng chính trị, phải được chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh. Trước thực trạng trên, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và thanh niên trong quân đội trong đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội cần tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Một là, cán bộ, đảng viên, các thanh niên trong quân đội cần phải thường xuyên nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, phần tử phản động chống đối trên mạng internet và mạng xã hội; nhất là trước những vấn đề, sự kiện mà chúng lợi dụng xuyên tạc và nhận thức rõ mức độ nguy hại, ảnh hưởng của các thông tin xấu, độc. Mỗi cán bộ, đảng viên và các thanh niên trong quân đội phải chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu tiếp xúc với các nguồn thông tin xấu, độc, nhất là đối với những cán bộ, đảng viên trẻ tuổi, có thời gian kết nạp Đảng, làm việc chưa lâu hoặc đang công tác trong những lĩnh vực chủ yếu gắn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ… bản lĩnh chính trị còn chưa vững vàng, khả năng “tự miễn dịch” trước thông tin xấu, độc còn thấp.
Thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi sinh hoạt nhằm trao đổi, làm rõ về bản chất, âm mưu từ thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch, phần tử phản động chống đối. Trên cơ sở tài liệu, hướng dẫn của cơ quan cấp trên, tổ chức cung cấp luận cứ, thông tin, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc trên mạng internet, mạng xã hội để quán triệt cán bộ, đảng viên và các thanh niên trong quân đội thuộc phạm vi mình quản lý nhận diện, phân tích được tác hại của thông tin xấu, độc, xây dựng ý thức tự phòng vệ và sẵn sàng tham gia đấu tranh phản bác khi tổ chức giao nhiệm vụ. Yêu cầu cán bộ, đảng viên và đặc biệt là thế hệ thanh niên trong quân đội không nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blog, video của những phần tử chống đối, phản động.
Hai là, các thanh niên trong quân đội phải tích cực tham gia nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình công tác, nhất là trên không gian mạng xã hội. Không để đồng nghiệp, đồng chí của mình và quần chúng bị kẻ địch móc nối, lôi kéo, ủng hộ, cổ súy, tán phát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác...
Các đồng chí cán bộ, đảng viên là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần sâu sát, nắm vững mọi hoạt động và tình hình tư tưởng, thái độ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng khi chia sẻ, bình luận, đăng tải thông tin trên mạng xã hội, nhất là trong những đợt cao điểm liên quan đến tình hình an ninh chính trị. Đồng thời có nội dung giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức của cán bộ, đảng viên đúng đắn, kịp thời. Mặt khác, yêu cầu cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý lên tiếng khi tài khoản cá nhân (Facebook, Zalo…) bị xâm nhập, lợi dụng, giả mạo, để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, vu khống hoặc bị lợi dụng phát tán thông tin xấu, độc cho người thân, bạn bè và cộng đồng mạng.



1 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa