KHÔNG THỂ PHỦ
NHẬN VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch ngày càng ra sức đẩy
mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng gây hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra “những
khoảng trống” nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chúng tập trung lợi dụng triệt để việc sử dụng Internet, các trang mạng xã hội
để truyền bá quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam,… nhằm làm suy giảm niềm tin của Nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có
nội dung phủ nhận vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngược lại, những nỗ
lực của Việt Nam và vị thế của chúng ta được xác lập như lời của đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “chưa bao giờ đất nước ta lại có cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế to lớn như ngày nay” đã phản bác các quan điểm
sai trái nói trên.
1. Việt Nam ngày càng có vị thế
quan trọng trong các tổ chức quốc tế: Đầu những năm 1950, Việt Nam thiết lập
quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN. Từ 1951-1975: Việt
Nam ở vào tình thế vô cùng khó khăn khi kinh tế và xã hội bị ảnh hưởng nặng nề
sau những năm chiến tranh tàn khốc và sự bao vây, cô lập, cấm vận của Hoa Kỳ và
phương Tây. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước (năm 1975 Việt
Nam có quan hệ ngoại giao với 90 nước).Từ năm 1976-1995: Ngày 20/9/1977, Việt
Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Tháng
11/1991: Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Tháng 7/1995: Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ
1995 đến nay, Việt Nam đã tham gia sáng lập ASEM (1996), tham gia APEC (1998),
gia nhập WTO (2006); hai lần đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Bảo an
Liên hợp quốc (các nhiệm kỳ 2003-2004 và 2020-2021).
Đến nay Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với
189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quan hệ đối tác chiến lược với
17 nước, đối tác toàn diện với 13 nước, trong đó có tất cả năm nước Ủy viên
Thường trực Liên hợp quốc. Trên bình diện đa phương, Việt Nam có nhiều đóng góp
hiệu quả và đảm nhiệm thành công vai trò chủ chốt tại các tổ chức và diễn đàn,
đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN. Có nhiều đóng góp tích cực trong việc tổ chức
thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn, nhất là vị trí nước chủ nhà của Hội nghị
cấp cao Pháp ngữ (1997), ASEAN (1998, 2010, 2020), ASEM (2005), APEC (2006,
2007)... Việt Nam cũng chủ động đưa ra nhiều ý tưởng, sáng tạo ở hầu hết các tổ
chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, nhất là ASEAN, ASEM, APEC, Liên hợp quốc,
nhóm các nước G7, G20,... Việt Nam cũng trở thành mắt xích quan trọng trong
nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
2. Vị thế quốc tế của Đảng Cộng
sản Việt Nam từng bước được nâng cao: Các đảng, các nước (kể cả các nước từng
có quan hệ thù địch trước đây với Việt Nam như Hoa Kỳ, Anh, Pháp...) đều tôn
trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Các chuyến thăm nước ngoài của Tổng Bí
thư Đảng ta đều được các nước, các đảng hết sức coi trọng, tiếp đón với tư cách
là nhà lãnh đạo cao nhất, người đứng đầu chính thể Việt Nam. Các đảng, các
nước, không phân biệt hệ thống chính trị, khuynh hướng chính trị, nhận thức rất
rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đều mong muốn củng cố và mở
rộng quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát
triển quan hệ ở nhiều mức độ khác nhau với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, trong
đó 96 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 28 đảng tham gia liên minh cầm quyền,
tham chính. Các đảng, các nước, các đối tác đánh giá đóng góp của Đảng Cộng sản
Việt Nam trên nhiều mặt. Năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu đăng cai tổ
chức IMWCP lần thứ 18 tại Hà Nội với sự tham gia của 57 đảng công nhân và công
nhân đến từ 48 nước.
3. Hội nhập quốc tế về quốc
phòng, an ninh đi vào chiều sâu, hiệu quả
Về quốc phòng: Tháng 6/2014, Việt Nam chính thức cử lực
lượng tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc. Theo Cục gìn
giữ hòa bình Việt Nam, tính đến 2/2023, Việt Nam đã cử 526 lượt sĩ quan tham
gia 3 phái bộ và trụ sở LHQ, bao gồm 4 lượt bệnh viện dã chiến cấp 2, 1
đội công binh và 76 lượt sĩ quan theo hình thức cá nhân (522 sĩ quan quân
đội, 04 sĩ quan công an).
Về an ninh: Công an nhân dân Việt Nam đã thiết lập
quan hệ với 141 cơ quan công an, cảnh sát, nội vụ của 62 quốc gia, vùng lãnh
thổ. Là thành viên của 18 tổ chức, 13 diễn đàn, 12 cơ chế hợp tác khu vực. Hợp
tác đầy đủ với 194 quốc gia thành viên tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
(Interpol). Việt Nam tăng cường và mở rộng hoạt động đối ngoại và hợp tác
quốc tế cả song phương và đa phương, trong đó tập trung vào các nội dung: Đối
thoại an ninh, hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp bảo đảm an ninh biên giới;
tăng cường hợp tác huấn luyện, đào tạo với Hoa Kỳ, Nga, Australia, Ấn Độ,
Singapore,... hợp tác điều tra và hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức Cảnh sát quốc
tế với Nhật Bản, Hàn Quốc; tích cực phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm
công nghệ cao, an ninh mạng chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia.
Để đấu tranh chống
lại âm mưu chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch
trong giai đoạn mới, trong đó có âm mưu phủ nhận vị thế của Việt Nam, đòi hỏi
chúng ta phải luôn tỉnh táo, xem xét, nhận diện đúng, phân tích, vạch trần âm
mưu, bản chất trong các luận điệu của thế lực thù địch để có biện pháp phòng,
chống hiệu quả./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét