KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
Ngày quốc tế xóa
nghèo, viết tắt là WDSJ (International Day for the Eradication of Poverty) được
cử hành vào ngày 17 tháng 10 hàng năm trên toàn thế giới. Ngày này được Liên Hợp
Quốc chính thức công nhận là ngày lễ quốc tế trong Nghị quyết A/RES/47/196 ngày
22/12/1992
Xóa đói, giảm
nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong
quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm
nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng
sâu rộng, toàn diện hơn.
Trong giai đoạn
2016-2020, chúng ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,
huy động sự hưởng ứng tích cực của cả xã hội. Nhận thức của người nghèo dần
thay đổi, cơ bản không còn ỷ lại, có nhiều tấm gương, điển hình thoát nghèo,
tình nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo”.
Hệ thống cơ chế,
chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ, toàn
diện để hỗ trợ cho người nghèo như đã ban hành các chính sách giảm nghèo đặc
thù, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt
khó khăn; từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng
chính sách hỗ trợ có điều kiện.
Đảng, Nhà nước
quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã
hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo. Tổng nguồn lực đã được bố trí, huy động
để thực hiện Chương trình khoảng 120 nghìn tỷ đồng; trong đó gồm nguồn vốn
trung ương (chiếm khoảng 35%), vốn huy động xã hội hóa hỗ trợ an sinh xã hội và
giảm nghèo của các địa phương (chiếm khoảng 41%), vốn ủng hộ Quỹ “Vì người
nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
cấp (chiếm khoảng 24%).
Việt Nam đã 8 lần
ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người
nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng
thời kỳ. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc
gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu
và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (6 chiều về việc làm; y tế, giáo dục;
nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin) dựa trên cách tiếp cận đảm bảo quyền
con người, quyền công dân đặc biệt là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của
công dân theo Hiến pháp năm 2013 và các luật về việc làm, giáo dục, giáo dục
nghề nghiệp, trẻ em, bảo hiểm y tế, nhà ở, thông tin,...; hướng tới mục tiêu hỗ
trợ toàn diện, bao trùm người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo,
giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, được đáp ứng nhu cầu
về điều kiện sống an toàn, tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản;
nâng cao năng lực và thích ứng với biên đổi khí hậu.
Thu nhập, đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là người dân sinh sống trên địa bàn
nghèo, vùng đặc biệt khó khăn chuyển biến, thu nhập của người nghèo tăng hơn 2
lần trong 5 năm vừa qua. Hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng
hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng
lợi; 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội thiết yếu, liên kết vùng được ưu tiên đầu tư, nhiều địa phương đã nỗ
lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn để xây dựng vùng nông thôn mới. Có
32 huyện, 125 xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đã thoát khỏi tình trạng
ĐBKK; 125 xã và 1.298 thôn hoàn thành Chương trình 135; khoảng 21 nghìn công
trình cơ sở hạ tầng được đầu tư.
Phong trào thi
đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai
đoạn 2016-2020 và Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía
sau" giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ phát động được triển khai
sâu rộng. Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường
vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững. Phát hiện và nhân rộng các điển hình, mô hình giảm nghèo hiệu quả, sáng
kiến giảm nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Giai đoạn 2016-2020, số tiền
ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương lên đến 126,502 tỷ đồng; an sinh xã hội
trên 2.000 tỷ đồng; từ năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2022, ủng hộ Quỹ “Vì người
nghèo” 3.865 tỷ đồng; an sinh xã hội trên 15.448 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong bối
cảnh đại dịch COVID-19, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có nhiều chính sách hỗ trợ
thiết thực, hiệu quả đối với người dân bị ảnh hưởng, nhất là người nghèo. Trong
hơn một năm qua, Trung ương và các địa phương đã dành hơn 86 nghìn tỷ đồng thực
hiện các chính sách hỗ trợ cho khoảng trên 56 triệu lượt người dân, người lao động
gặp khó khăn do đại dịch và trên 730 nghìn người sử dụng lao động.
Với những nỗ lực
trên kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ
giao: Tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm
2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội
giao (giảm bình quân 1-1,5%/năm); năm 2021 giảm xuống còn 2,23%, dự kiến năm
2022 giảm khoảng 1-1,5% so với năm 2021; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm
bình quân 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,65%/năm, vượt
chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 4%/năm).
Báo cáo “Bước tiến
mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam” được công bố bởi Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam cũng cho thấy, đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt
là trong các dân tộc thiểu số với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn nhất
trong thập niên vừa qua.
Những kết quả đạt
được của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, chương trình 135
là những minh chứng sống động, không thể phủ nhận cho thấy Việt Nam đã nghiêm
túc triển khai các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về nhân quyền./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét