ĐẤU TRANH VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ TỰ DO NGÔN LUẬN KIỂU “LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN” CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Tự do
ngôn luận xưa - nay, luôn là điều bình thường trong cuộc sống của người Việt
Nam. Vậy nên, thật nực cười nếu ai đó rêu rao rằng Việt Nam không có tự do ngôn
luận và cố tình cổ súy, xuyên tạc, “lập lờ đánh lận con đen” cho cái tự do ngôn
luận kiểu ngôn luận tự do. Khi không hiểu được một cách thấu đáo thế nào là tự
do ngôn luận, hoặc cố tình bóp méo sự thật về tự do ngôn luận thì việc đánh
đồng tự do ngôn luận với ngôn luận tự do, âu cũng là luận điệu dễ hiểu của
những kẻ thích lừa người, dối mình.
Tự do
ngôn luận ở thời đại nào, trên quốc gia nào thì cũng hoàn toàn không có sự tự
do tuyệt đối, mà luôn phải có giới hạn để bảo đảm sự công bằng, tôn trọng quyền
tự do ngôn luận, sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân trong xã hội.
Bởi vì, mọi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật, nên tự do ngôn luận
cũng không thể nằm ngoài quy định của pháp luật. Theo Tuyên ngôn Quốc tế nhân
quyền năm 1948, tại Khoản 2, Điều 29, cũng nêu rõ: “Trong khi hành xử những
quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm
bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng”.
Những kẻ thích ngôn luận tự do, cố tình hiểu lệch lạc về tự do ngôn luận thì
cũng thừa biết rằng việc “nói cho sướng miệng”, “mồm loa mép giải” cũng chỉ là
để thỏa chí cho ý đồ nào đó, tự lừa người dối mình, bởi đằng sau sự ngụy tạo
cho cái gọi là ngôn luận tự do ấy là cái kết phải trả. Đó chính là sự xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của một cá nhân hoặc xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Và, đương nhiên, trong xã hội thượng tôn
pháp luật, thì mọi sự lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều bị khởi tố theo Điều
331, Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong thực tế, đã có rất nhiều cá nhân phải chịu
hình phạt nghiêm khắc của pháp luật khi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm
lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
trong số đó, có không ít các nhà báo đồng nghiệp của chúng tôi…
Cùng với đó, với chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn
luận”, các thế lực thù địch trực tiếp tấn công vào báo chí, với mưu đồ tách rời
báo chí ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm báo chí mất phương hướng chính trị,
mất tính chiến đấu. Chính vì vậy, Báo chí phải có trọng trách bảo vệ vững chắc
nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, cần nhạy bén đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái thù địch, các luận điệu xuyên tạc, phản động, nhiễu
nhương, những thông tin xấu độc trên mạng xã hội…Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng hiệu quả, Báo chí cần phát huy vai trò định hướng thông tin, dẫn dắt
dư luận, phủ xanh thông tin tích cực; đấu tranh phản bác có hiệu quả với các
quan điểm sai trái, thù địch với chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”...
Việc đấu tranh phản bác phải chủ động, mạnh mẽ mọi lúc mọi nơi, không chỉ trên các báo đài, mà cả các trang cá nhân trên mạng xã hội; nên mở rộng các đối tượng tham gia mô hình, nên có sự tham gia của các cơ quan chức năng, các hội, đoàn thể… Bởi vì, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét