Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO

 

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO


1. Nhận diện luận điệu sai trái

Ngày 26/8/2023, trên trang blog Việt Nam Thời Báo tán phát bài “Hội thánh của Đức Chúa Trời được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo”; trên trang blog Đối Thoại tán phát bài “Tường niệm nạn nhân của hành vi bạo hành vì niềm tin và tôn giáo”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo; vu cáo chính quyền “ngăn cấm” hoạt động của các tôn giáo; đánh tráo bản chất của 07 điểm nhóm mang tên Đức Chúa Trời được cấp phép hoạt động ờ TP Hồ Chí Minh với các hoạt động tà đạo; đồng thời kích động đấu tranh đòi tự do tôn giáo.

        2. Khảng định

Trang blog Việt Nam Thời Báo đã tán phát nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo; vu cáo chính quyền “ngăn cấm” hoạt động của các tôn giáo

3.     Cơ sở để đấu tranh

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tôn giáo. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn luôn đoàn kết, chung tay đấu tranh với “thiên tai, địch họa”, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo và công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xây dựng nguyên tắc của chính sách dân tộc ở Việt Nam là: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Những nguyên tắc này được quán triệt và thực hiện nhất quán, có hiệu quả trong mọi thời kỳ cách mạng.

        Từ khi đất nước thống nhất, quá độ đi lên CNXH, nhất là quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng ta tiếp tục thực hiện nhất quán quan điểm, nguyên tắc về chính sách dân tộc; đồng thời bổ sung, phát triển những nội dung mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội Đảng, đều quan tâm sâu sắc đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Hội nghị Trung ương 7 (Khóa IX), Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, trong đó nêu rõ những quan điểm cơ bản, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác dân tộc trong thời kỳ mới. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ…”1. Quan điểm của Đảng là sự tổng kết thực tiễn nhiều năm thực hiện đường lối, chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; vừa có giá trị chỉ đạo lâu dài, vừa có ý nghĩa thực tiễn, gắn chặt với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Trong những nội dung quan trọng đó, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh tính chiến lược, nguyên tắc và yêu cầu nhiệm vụ phát triển toàn diện địa bàn vùng dân tộc và miền núi; sự ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH và công tác dân tộc là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

4.     Phương hướng thực hiện công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước

Đảng và Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án quan trọng, có tác dụng to lớn đối với đồng bào dân tộc, như: Quyết định135/1998 về Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định 134/2004 về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số… các Nghị quyết về phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ... Nhờ vậy, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã ngày càng ổn định và có bước phát triển vững chắc. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên; vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư phát triển hơn; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh (bình quân khoảng 3-5%/năm), tốc độ phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân tộc được kiềm chế; nhiều tỉnh đã cơ bản giải quyết được những bức xúc về nước sinh hoạt, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, việc làm…, đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tiếp tục nêu cao truyền thống đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

 

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa