CẢNH GIÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ
1.
Luận điệu chống phá
Ngày
24/8/2023, trên trang blog Đối Thoại tán phát bài “Người Khmer Krom biểu tình
trước tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington DC”; trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền trước chuyến thăm của
Tổng thống Biden”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc và công
tác đảm bảo nhân quyền của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam “kỳ
thị” người dân tộc Khmer, giam giữ “tùy tiện” những “nhà hoạt động nhân quyền
người Khmer” vì vấn đề dân tộc; kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp; kích
động người dân tộc thiểu số ờ trong nước biểu tình trái quy định; đồng thời,
kêu gọi trả tự do cho các đối tượng người dân tộc Khmer đã bị bắt do có hành vi
vi phạm pháp luật Việt Nam.
2. Khảng định
Đây là luận điệu chống
phá của các thế lực thù địch lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận đồng
bào, kích động chống phá nhà nước và chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam
3. Cơ sở để đấu tranh
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định
vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có
tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, phát huy
truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một đảm bảo quan
trọng cho thắng lợi sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xây dựng nguyên tắc của
chính sách dân tộc ở Việt Nam là: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau giữa các dân tộc. Những nguyên tắc này được quán triệt và thực hiện nhất
quán, có hiệu quả trong mọi thời kỳ cách mạng.
Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện
nhiều chương trình, đề án quan trọng, có tác dụng to lớn đối với đồng bào dân
tộc, như: Quyết định về Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định về chính sách hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số… các Nghị quyết
về phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, Tây Bắc,
Tây Nam Bộ... Nhờ vậy, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số đã ngày càng ổn định và có bước phát triển vững
chắc. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên; đồng bào các dân tộc ngày
càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà
nước, tiếp tục nêu cao truyền thống đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, xây
dựng đời sống văn hóa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội.
Cùng với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân
tộc, Đảng và Nhà nước ta cũng thường xuyên thực hiện có hiệu quả chính sách tôn
giáo và công tác tôn giáo.
4. Phương
hướng thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới
Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân, hết sức chăm lo đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều nghị quyết, chỉ
thị, sắc lệnh, nghị định về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và Luật Tín
ngưỡng Tôn giáo; qua đó, góp phần củng cố, phát huy được sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tôn
giáo khẳng định: chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện
vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước... Song song đó, cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, giúp cho cộng đồng hiểu rõ chính sách
dân tộc, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
và thực tế tình hình cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa