Có thể khẳng định rằng đây là quan điểm hoàn toàn sai trái và là thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Chúng ta có thể thấy rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức ngày càng rõ hơn nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tại Đại hội VI của Đảng (năm 1986) xác định: “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và khó khăn. Đó là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội chủ nghĩa mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Đó là một thời kỳ đấu tranh giai cấp rất phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”.
Cương lĩnh năm 1991, Đảng xác định:
“Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ một xã
hội vẫn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”. Như vậy,
Cương lĩnh năm 1991 có bước nhận thức mới - nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chứ không phải bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa, nhưng chưa định rõ nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến Đại
hội IX (năm 2001), Đảng xác định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển
quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc
xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản
chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Một bước tiến về nhận thức của Đảng
khi xác định rõ nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đó là xây dựng chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã
hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên
phải trải qua một thời kỳ quá độ với nhiều chặng đường, nhiều hình thái tổ chức
kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.
Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt
Nam nhận thức về chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ hơn. Từ trong những cương
lĩnh đầu tiên “Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt” (tháng 2 năm 1930) và
“Luận cương chính trị” (tháng 10 năm 1930), Đảng đã chỉ rõ quá trình cách mạng
không ngừng. Trước mắt, làm cách mạng tư sản dân quyềntiến lên con đường cách mạng
vô sản. Đây là nhận thức đầu tiên rất quan trọng của Đảng về quan hệ biện chứng
giữa cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản. Qua các kỳ đại hội, nhận
thức của Đảng ta ngày càng đổi mới. Đại hội IV của Đảng đã xác định rõ hơn tính
chất, đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, liên tục, vô
cùng sâu sắc và triệt để... Đó là quá trình đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp
giữa giai cấp tư sản và vô sản, giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa. Đại hội V của Đảng (năm 1982), tiếp tục khẳng định những nhận thức
và định hướng chung của Đại hội IV, đồng thời bước đầu có một số điều chỉnh về
định hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, về vận dụng quan hệ hàng hóa - tiền
tệ, quan hệ thị trường... Những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thời kỳ trước đổi mới tuy còn những hạn chế do
hoàn cảnh lịch sử, song đó là những tiền đề lý luận rất quan trọng để Đảng kế thừa
có chọn lọc, tiếp tục phát triển, từng bước hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo
công cuộc đổi mới.
Đại hội VI (năm 1986) đại hội khởi
xướng công cuộc đổi mới. Đại hội nhận thức sâu sắc hơn tính tất yếu, lâu dài,
khó khăn của thời kỳ quá độ; khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của
thời kỳ quá độ; xác định mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ bao trùm trong những năm
còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội,
tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Đại hội chủ trương, sau Đại hội sẽ
xúc tiến xây dựng một cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, xác định đây “là sự kiện chính trị có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với sự chỉ đạo cách mạng trong một thời kỳ tương đối dài, đặt
nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội”.
Đại hội VII của Đảng (năm 1991)
đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Cương lĩnhxác định 7 phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta: (1) Xây dựng
Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân; (2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp
hóa đất nước theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm; (3) Thiết lập từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở
hữu; phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo dịnh hướng xã hội chủ
nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; (4) Tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa; (5) Thực hiện
chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu
nghị với tất cả các nước; (6) Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là
hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; (7) Xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh.
Đại hội X của Đảng (năm 2006),
tiến hành tổng kết 20 năm đổi mới, làm sáng tỏ hơn nhận thức của Đảng về chủ
nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội khái quát
tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa và xác định tám phương hướng cơ bản
trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội XI của Đảng (năm
2011) đã thông qua Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương
lĩnh năm 2011 bổ sung, phát triển những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển
năm 2011) xác định 8 phương hướng cơ bản đi lên chủ nghĩa xã hội:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân
dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc
quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập; tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đẩy
mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Đảng ta tiếp tục
cụ thể hóa, bổ sung, làm sáng rõ hơn những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được trình bày trong Cương lĩnh
năm 2011.
Từ đó có thể khẳng định lý luận
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng được xác
định. So với chủ nghĩa tư bản đây là sự khác về chất và đồng thời của có nghĩa là
Việt Nam không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét