Hàng ngày, qua các phương tiện truyền thông chúng ta được tiếp cận với lượng thông tin khổng lồ. Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã giúp các phương tiện truyền thông vô cùng lớn mạnh và len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Trong thế giới thông tin mênh mông đa chiều đó có rất nhiều thông tin có ích, thậm chí giúp con người định vị được cuộc sống và sống đẹp hơn. Nhưng, bên cạnh đó có không ít thông tin xấu độc do các tổ chức hoặc cá nhân phản động chống Đảng Cộng sản, những kẻ cơ hội chính trị tung ra nhằm mục đích xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, Đảng Cộng sản, Nhà nước và cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Các
lực lượng chống đối thường xuyên công khai trên các phương tiện truyền thông
hoặc thì thấm truyền miệng theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “nhai đi nhai lại”
những Thông
tin xấu, độc trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó trên các ứng dụng
mạng xã hội. Cụ thể, thông
tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội “là những thông tin bịa đặt,
bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, lẫn lộn đúng sai,
thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích
và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch”. Các thông tin đăng liên
tục, lặp đi lặp lại khiến người ít hiểu tưởng là “chân lý”, lầm lẫn giữa thật
và giả. Đó là kiểu tuyên truyền “Gơben” được ưa dùng trong chiến tranh thế giới
thứ hai. Việc tiếp nhận và xử lý những thông tin đó, tin hay không tin, hoàn
toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và bản lĩnh mỗi người.
Trong
nhiều năm qua, bằng đủ các hình thức truyền tin, dựa vào sức mạnh tiền bạc và
các phương tiện truyền thông, người ta bịa đặt hoặc xuyên tạc sự thật về các
vấn đề nhạy cảm liên quan tới chế độ, hoặc dựng chuyện về các cá nhân nhằm bôi
nhọ, kích động mâu thuẫn nội bộ đối phương; tạo sự nghi ngờ lẫn nhau và dẫn tới
“tự diễn biến”, gây bạo loạn, lật đổ. Con bài này từ lâu cũng được các thế lực
chống đối áp dụng chống phá Việt Nam. Các loại “tin bẩn” được họ tung ra hàng
ngày. Những ai tỉnh táo thì đều hiểu được rằng, đó là sự bôi nhọ vẫn thường
được tung ra trước các sự kiện lớn của đất nước, như Đại hội Đảng các cấp, bầu
cử ở các cấp. Thông tin độc hại, thông tin bịa đặt và xuyên tạc vẫn không ngừng
được tung ra và vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, vẫn được truyền miệng
một cách tinh vi và xảo quyệt. Chúng đang ngấm ngầm tác động vào chúng ta hàng
ngày. Ngăn chặn những thông tin loại đó không dễ. Việc nhận diện loại thông tin
này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền, giáo dục. Người có nền tảng
kiến thức tốt, có hiểu biết, có tinh thần xây dựng tinh thần tốt thì thường có
bản lĩnh tốt khi tiếp nhận các thông tin khác nhau, phân biệt rõ cái đúng, cái
sai.
Vì thế, việc nâng cao trách nhiệm cá
nhân, trách nhiệm gia đình, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm của các đoàn thể,
đặc biệt là các tổ chức đoàn thanh niên trong tiếp nhận thông tin từ mạng
Internet cần được quan tâm đúng mức, bởi số lượng bạn trẻ tiếp cận Internet rất
lớn. Làm tốt được điều này chính là góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác và đấu
tranh với các Thông tin xấu, độc tán
phát trên internet và mạng xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét