Thời gian gần đây, trong các báo cáo tự do tôn giáo quốc tế được công bố, vẫn là luận điệu cũ mèm, các thế lực thù địch tiếp tục công kích, chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhằm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức. Đó là sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước cho đăng ký. Tài sản, đất đai của họ bị nhà nước thu hồi. Đây là những nhận định chủ quan, duy ý chí, cho thấy cái nhìn phiến diện, sai lệch về vấn đề về tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam mà họ luôn đưa ra trong các báo cáo thường niên nhiều năm qua về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam.
Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi Hiến Pháp, nhưng quyền tự
do tín ngưỡng luôn được xác định rõ ràng. Đặc biệt, tại Điều 24, Hiến pháp 2013
tiếp tục khẳng định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn gipáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước
tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Chính vì vậy, ngày 18 tháng 11 năm 2016, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban
hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Trong đó, quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 3, đó là “Nhà
nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm
để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo
đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người
có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân; Nhà
nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín
ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của
các tín đồ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm
lo đến đời sống của bà con giáo dân”. Tất cả những chủ trương, đường lối đó khẳng
định, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín
ngưỡng, tôn giáo, nhất là việc thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là những cơ sở pháp lý vững chắc
khẳng định tính ưu việt của Nhà nước Việt Nam.
Tuy
nhiên, với bản chất nham hiểm và thâm độc, các thế lực thù địch, phản động thông
qua lăng kính “méo mó”, chúng đã ra sức xuyên tạc với một thái độ thâm thù, áp
đặt, chủ quan, tự đòi hỏi một “tiêu chuẩn kép” về “dân chủ, nhân quyền”, tự do
tôn giáo; vu cáo cấp chính quyền phân biệt đối xử,
đàn áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước và hạ thấp uy tín Việt Nam trên
trường quốc tế. Vẫn là cái cách thổi phồng, bóp méo sự thật một cách thô
thiển bất chấp thực tế về những thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực dân
tộc, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt, chúng triệt để lợi dụng những
phần tử bất đồng chính kiến, những tên phản động lợi dụng tôn giáo để chống phá,
đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc và kêu gọi trả tự do cho các “tù nhân
lương tâm”…Chúng muốn tạo ra sự hoài nghi về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, các chính sách, pháp luật của Nhà nước ta có liên quan đến tôn giáo
và hoạt động tự do tôn giáo. Việc làm trên của chúng vừa tạo phản ứng tiêu cực
của các chức sắc cực đoan và số tín đồ cuồng tín, tìm cách tạo dựng các vụ việc
phức tạp mang màu sắc của tôn giáo, hòng phá hoại an ninh chính trị, trật tự xã
hội và mục đích cao nhất là dùng sức mạnh của tôn giáo để đòi xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Nhìn
vào bức tranh sinh động về thực tiễn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam chúng ta lại càng thấy rõ hơn sự bình đẳng trong quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của mỗi người dân. Theo ước tính, có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có trên 24 triệu tín đồ của các tôn giáo
khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo. Việt Nam là một
quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều tôn giáo lớn
du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo…
và những tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân, Hiếu
Nghĩa… Những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định ở hiến pháp và pháp luật hay trong
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng mà còn thể hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống
xã hội.
Xét
về bản chất, những thông tin trên đưa ra là sự bóp méo, xuyên tạc, hoàn toàn
sai lệch về thực tế tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Họ cố tình
phủ nhận những nỗ lực không ngừng và thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc
đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Không biết tự bao giờ, họ tự
cho mình cái quyền đi phán xét, can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia
có chủ quyền như Việt Nam, thậm chí họ thêm thắt, đánh giá mang nặng định kiến
chủ quan để đưa ra những nhận xét hàm hồ, sai lệch, ảm đạm về bức tranh tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam. Rõ ràng, đây chính là một trong những âm mưu, thủ đoạn cũ
rích trong “kịch bản” của những kẻ “hồ ngôn, loạn ngữ” nhằm chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng nước ta của Bộ Ngoại giao và Uỷ
hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ. Vậy nên, mỗi người dân hãy tỉnh táo, cảnh
giác với âm mưu thủ đoạn của chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch;
nhìn nhận, đánh giá và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cũng
như bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét