Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 NĐH

           Tình hình tôn giáo tháng 5/2021: Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần “quan tâm đặc biệt”. Bài viết đã đăng tải nhiều thông tin sai lệch, tiêu cực về tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua, thể hiện sự chống đối chính trị, mưu đồ kích động nhân dân và giáo dân tiến hành các hoạt động gây rối trật tự, chống đối người thi hành công vụ, vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 

          Điều này thể hiện qua số lượng tín đồ không ngừng tăng với khoảng 25 triệu người theo các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số (tính đến tháng 3/2021). Nhưng quan trọng hơn là chức sắc và tín đồ thuộc các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự; Các cơ sở tôn giáo được tạo điều kiện cho tu sửa nơi thờ tự, các tổ chức, được mở các trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp với hơn 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo, được Nhà nước tạo điều kiện phát triển các quan hệ giao lưu quốc tế,  nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản, 500 năm cải chính đạo Tin lành… Các ngày lễ quan trọng, lễ hội truyền thống như Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành… được tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham gia.

          Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt tôn trọng và thực thi đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều 6, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo”.

          Đến nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, hơn 29.000 cơ sở thờ tự. Có 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm. Tôn giáo đã tồn tại lâu dài trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một số bộ phận nhân dân”; “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài”; “Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Đối với người nước ngoài có tôn giáo khi học tập, làm việc, sinh sống ở Việt Nam cũng luôn được tôn trọng và bảo vệ quyền sinh hoạt tôn giáo phù hợp. Ngay cả đang trong thời gian chống dịch Covid 19, Nhà nước ta vẫn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

          Đại hội XIII của Đảng xác định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”, và nhấn mạnh: “Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

          Những thành tựu vượt bậc trong công tác bảo đảm tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo những năm qua chính là cơ sở để tín đồ tôn giáo, chức sắc tôn giáo yên tâm hành đạo. Ðường lối, chính sách đúng đắn của Ðảng và Nhà nước về tôn giáo giúp cho mỗi người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, gắn bó quyền lợi của mình với lợi ích quốc gia, dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo, không ngừng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, mọi luận điệu suy diễn, quy chụp về tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là không thể chấp nhận. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt./.

 

1 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng

    Trả lờiXóa