Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Dân chủ Hoa Kỳ nhìn từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020

 

 TH

Nước Mỹ đã chính thức có Tổng thống thứ 46, đó là ông Joe Biden. Tuy nhiên, bầu cử Mỹ năm 2020 xảy ra nhiều điều chưa từng có trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ. Màn kiểm phiếu dài chưa từng có; kết quả tại nhiều bang bị đảo ngược; người được coi là thua cuộc phản ứng gay gắt và có dấu hiệu của gian lận phiếu bầu khủng khiếp nhất. Đã có những cuộc tuần hành để phản đối kết quả hiện tại... Bạo loạn đã xảy ra tại đồi Capital - Biểu tượng quyền lực lập pháp Hoa Kỳ; Chính quyền Tổng thống Joe Biden bị kiện sau 50 giờ cầm quyền…. Cũng như các kỳ bầu cử trước, cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt giữa các đảng phái luôn luôn là biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ.

Sau bầu cử, xã hội Mỹ phân hóa cao độ, giữa cánh tả và cánh hữu, giữa người nhập cư và tầng lớp người Mỹ có lịch sử, giữa các chủng tộc da trắng và da màu, giữa đường lối chính trị của các đảng phái mà cơ bản là Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Cuộc bầu cử là màn thử thách cực kỳ gay gắt đối với các giá trị dân chủ mà nước Mỹ theo đuổi. Nó đặt ra câu hỏi liệu dân chủ Mỹ có phải là phổ quát, hay chính vì địa vị kinh tế và chính trị của họ quá lớn đến mức kéo theo tất cả những gì thuộc về Mỹ cũng tốt đẹp? Vậy, các giá trị tinh thần như văn hóa, đạo đức, truyền thống, đoàn kết xã hội sẽ đặt ở đâu trong nền dân chủ ấy? Phải chăng, dân chủ cao độ kiểu Mỹ luôn cho phép bỏ qua các giá trị “mềm”. Rút cuộc, đâu là cốt lõi của giá trị Mỹ và nền dân chủ Mỹ? Có thể thấy, thông qua cuộc bầu cử đã làm lỗ rõ nhiều điểm hạn chế của nền dân chủ Hoa Kỳ, mà trung tâm là dân chủ về chính trị. Nó chứng minh rằng không nhất thiết đa đảng, đa nguyên là dân chủ, một đảng, nhất nguyên là phản dân chủ, là độc đoán, chuyên quyền. Từ thực tiễn đó cho chúng ta thấy được những giá trị dân chủ thực sự ở nước ta hiện nay dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta. Từ đó, mỗi chúng ta củng cố niềm tin vào Đảng, vào tất thắng của sự nghiệp đổi mới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét