Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

KHÔNG LÀM ĐƯỢC GÌ TỐT ĐẸP THÌ ĐỪNG PHÁN XÉT

 

KHÔNG LÀM ĐƯỢC GÌ TỐT ĐẸP THÌ ĐỪNG PHÁN XÉT

Tiên Tiến

Trong những ngày qua, nhiều đoàn cứu trợ của các cơ quan chức năng, tập thể hoặc cá nhân đã đến miền Trung, rất nhiều tấn hàng hóa đã được chuyển đến kịp thời với đồng bào. Mong muốn cao quý nhất lúc này là khắc phục những hậu quả của bão lũ, đưa cuộc sống của người dân miền Trung về với thường nhật và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bão lũ.

Nhưng, một số người lại nhân dịp này để "chọc ngoáy" và tranh thủ "đá đểu" chính quyền và những người làm từ thiện.

Một ca sĩ gốc Việt khá là nổi tiếng đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cung cấp "con cá" chứ không cung cấp "cần câu? Tại sao chính quyền không hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình một xuồng hơi chất lượng cao miễn phí?

Hiện nay, tính riêng 5 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất do mưa bão có tới hơn 5 triệu hộ dân. Nếu như ca sĩ này nói thì phải cần mua sắm khoảng 5 triệu thuyền hơi chất lượng cao, số thuyền hơi này còn nhiều hơn tổng số lượng thuyền hơi mà toàn bộ người dân Mỹ đang sở hữu. Và để mua sắm số lượng thuyền hơi như trên thì phải cần ước tính khoảng 1,2 tỷ USD, tương đương khoảng 28 ngàn tỷ đồng.

Cần phải chú ý rằng, không phải chỉ có 5 tỉnh miền Trung bị lũ lụt mà còn nhiều vùng miền khác nữa, như Tây Bắc, Đông Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên... Mà đã đầu tư là phải đầu tư đồng bộ, chứ nơi này đầu tư, nơi này không, thì khác gì việc phân biệt vùng miền, phân biệt mạng sống của người dân. Vậy chốt lại là sao, là số tiền đó sẽ đội lên rất cao, có thể lên tới gần chục tỷ USD.

Và đặc trưng lũ ở các vùng núi Việt Nam là lũ ống, lũ quét. Những loại lũ này thì thường có tốc độ dòng chảy cực lớn, mang theo đất, đá, cây cối, sẵn sàng cuốn phăng mọi thứ trên đường đi, ngay cả những khối đất đá lớn, xe tải hàng tấn mà còn phải khiếp sợ loại lũ này. Vậy mà ca sĩ gốc Việt lại còn bảo người miền Trung dùng thuyền hơi? Khác gì dâng mạng người dân vào tay tử thần?

Hay như câu chuyện nước sách, ông ca sĩ cứ làm như người ta chỉ cứu trợ mang mỗi mì tôm không bằng. Các đoàn cứu trợ từ cá nhân, tập thể đến của cơ quan chức năng đều đặt nặng việc cung cấp nước sạch cho người dân song song với việc cung cấp thực phẩm.

Thực nực cười cho những con người ở tận đẩu tận đâu, lại dạy người dân miền Trung cách sinh tồn với bão lũ, dạy luôn cho đội cứu hộ phải làm thế nào cho đúng.

Tại sao là mì tôm chứ không phải lương khô?

Thực tế mì tôm là món ăn phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh các vùng. Mình từng đi xuyên Việt nhiều lần, từng sống ở rất nhiều tỉnh thành, thường thì miền Bắc là miền sử dụng lương khô nhiều nhất, càng vào trong thì càng khó mua hơn.

Ngoài ra, lương khô chỉ có một kiểu ăn, rất dễ gây ngán, còn mì tôm có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món. Ví dụ như ăn sống, mì xào, mì trộn, có thể nấu mì với trứng, với thịt, với cá... Cứu trợ không phải chỉ áp dụng trong mùa lũ mà còn kéo dài sang cả giai đoạn khắc phục hậu quả và trở lại cuộc sống thường nhật. Với mì tôm, người dân có thể chế biến thành các món ăn khác nhau cho đỡ ngán hoặc ăn kèm với các món ăn thường nhật, còn lương khô thì không. Thực tế, lương khô thường được coi là món ăn chơi chứ rất hiếm khi được coi như lương thực.

Cũng như câu chuyện mà ca sĩ này so sánh rằng ở Mỹ không có hình ảnh cứu trợ mì tôm, Mỹ văn minh hơn, Mỹ tiên tiến hơn, ở Mỹ không có các hoạt động cứu trợ vì lũ lụt hàng năm? Anh đùa thật à? Năm nào mà bão ở vịnh Mexico chẳng đổ bộ vào các khu vực như Texas, Lousiana hay Florida, năm nào chả gây ra thiệt hại người và của, năm nào cũng có những dòng người xếp hàng nhận đồ ăn thức uống hết.

Nếu so sánh, thì ở Mỹ, ngay trong đợt đại dịch vừa rồi, vẫn có hàng dài ô tô nhiều cây số xếp hàng để lấy lương thực cứu trợ, mà ở Việt Nam, ai mà đi ô tô đến lấy đồ cứu trợ là kiểu gì cũng bị ăn chửi.

Kèo thơm thì lấy Mỹ ra so, kèo khắm thì lặn.

Anh ca sĩ nói người miền Trung trông chờ vào sự ban phát? Ở Mỹ tôi không biết, nhưng ở Việt Nam, chúng tôi gọi là cứu trợ, từ thiện hay tình nguyện. Chúng tôi không coi việc này là ban phát, không tự cho mình là "thượng đẳng" hay "ban ơn", chúng tôi coi người miền Trung là đồng bào, mà đã là đồng bào lúc khó là phải giơ tay giúp đỡ.

Tại sao anh cứ nhét chữ vào mồm người dân miền Trung thế? Anh tự nhận là gốc gác miền Trung, nhưng anh sống ở miền Trung bao lâu? Miền Trung Việt Nam hay miền Trung nước Mỹ?

Anh kháy chính quyền rằng phía chính quyền vô dụng vì đã không chấm dứt được tình trạng bão lũ diễn ra bao nhiêu năm qua. Đùa, ở Mỹ bao nhiêu năm, anh biết thừa là tình trạng thiên tại và bão lũ ở Mỹ như thế nào rồi, hàng năm miền Tây Mỹ chịu bao nhiêu cơn bão, thiệt hàng hàng chục tỷ USD, bao nhiêu người chết, anh có chửi chính quyền Mỹ là vô dụng hay ăn hại không?

Anh nói rằng tại Việt Nam mà nhiễm cúm Tàu "là phải tự lo", có thể anh nói Việt Nam ở một vũ trụ nào đấy, chứ Việt Nam ở vũ trụ chúng tôi đang sống thì chẳng có người dân nào phải tự lo cả. Trong suốt thời gian qua, bao nhiêu người Việt nhiễm bệnh thì bấy nhiêu người đó được điều trị miễn phí bất kể giàu nghèo, bao nhiêu người được đón về trên các chuyến bay phi thương mại đều được miễn phí gần như từ A đến Z hết.

Tại Mỹ, đại dịch đã gây ra cái chết cho mấy trăm ngàn người, hóa đơn y tế khiến người ta "tán gia bại sản" và mang nợ cả đời, vậy mà anh im bặt, Mỹ mới là quốc gia của anh, anh cần quan tâm tới nước Mỹ trước tiên trước khi lo cho chúng tôi.

Thật sự, anh ở Mỹ quá lâu nên anh không hiểu những gì đang diễn ra ở Việt Nam, mà đã không hiểu thì anh đừng phán xét.

 

CHIÊU TRÒ TIẾP TAY "TRUYỀN THÔNG ĐEN" PHÁ HOẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG

Càng gần đến ngày diễn ra đại hội đảng ở các cơ quan Trung ương và địa phương, hướng tới Đại hội XIII của Đảng, sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị càng quyết liệt với nhiều chiêu trò tinh vi, thâm hiểm. Chúng triệt để sử dụng "truyền thông đen”, mạng xã hội và các KOL (người nổi tiếng trên mạng xã hội) để phát tán thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động... Đáng cảnh báo là đã xuất hiện hiện tượng tiếp tay, “nối giáo” cho “truyền thông đen” phá hoại đại hội đảng các cấp.

Những ngày gần đây, trước và sau khi 14 đảng bộ cấp tỉnh tổ chức đại hội trước, một nhóm KOL bao gồm vài cựu nhà báo, phóng viên tự lập ra trang fanpage tuyên bố là “truyền thông sạch”, “báo trung lập”, “nhà báo công dân” liên tục viết bài xuyên tạc, kích động.

Chuyện xảy ra ở tỉnh Bình Thuận là một ví dụ. Tại cuộc họp báo về đại hội Đảng bộ tỉnh này, người phát ngôn tỉnh ủy đã nêu thực tế có nhiều thông tin trên diễn đàn mạng xã hội, thậm chí có cả một số cơ quan báo chí nêu không đúng, mang tính võ đoán, không có căn cứ về công tác nhân sự ở địa phương trước thềm đại hội. Thậm chí, đã có một tổng biên tập đến địa phương xin lỗi vì đưa tin chưa đúng nhưng không ít người vẫn dựa vào thông tin sai lệch đó để tán phát, gây hoang mang dư luận.

“Tát nước theo mưa”, nhân chuyện báo chí, dư luận phê phán một số địa phương mua quà tặng tốn kém cho đại biểu dự đại hội, mặc dù Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận chỉ tặng mỗi đại biểu một chiếc cặp trị giá hơn 200 nghìn đồng, kẻ xấu vẫn xuyên tạc. Riêng nhóm “truyền thông sạch” thì cố tình bóp méo thông tin, chúng suy diễn nhiều địa phương mua quà tặng xuất xứ nước ngoài, kích động suy nghĩ cực đoan, không đúng đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, trước thềm đại hội Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc, nhóm “Báo sạch” liên tục viết bài với nội dung suy diễn, xuyên tạc việc cơ quan chức năng địa phương này khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với hai đối tượng liên quan đến một vụ án hình sự nghiêm trọng. Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Công an và cơ quan chức năng thì từ đầu năm 2020, một nhóm đối tượng tạo lập các trang web như giandoihocthuat.wordpress để đăng tải các bài viết nói xấu lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc. Chúng sử dụng email: uybankiemtrahocthuat@gmail.com để gửi và tán phát các tài liệu nói xấu đến hàng trăm cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở Trung ương và địa phương. Thậm chí, cơ quan chức năng cho biết, chúng còn dùng tiền, vật chất mua chuộc để lôi kéo một giáo viên đứng đơn tố cáo sai sự thật kéo dài. Khi người này dừng việc tố cáo thì chúng lôi kéo, mua chuộc trang mạng xã hội, công ty truyền thông và một vài tạp chí điện tử thông tin tán phát thông tin xuyên tạc.

Thật đáng buồn, theo cơ quan chức năng, việc tán phát thông tin, đơn, thư xuyên tạc lại bắt nguồn từ một tiến sĩ, giảng viên đại học ở TP Hồ Chí Minh kích động và xúi giục. Chính từ những thông tin đó, nhóm “Báo sạch” bao gồm những đối tượng thường xuyên viết bài với nội dung phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả phá chế độ XHCN, đòi đa nguyên, đa đảng... đã mở một chiến dịch thông tin, liên tục bóp méo, nói xấu Đảng, Nhà nước, xuyên tạc ngành giáo dục và đại hội đảng các cấp. Hầu hết những bài viết từ nhóm này tung ra đều được các đối tượng phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước, các trang của tổ chức Việt Tân, trang điện tử BBC, RFA, VOA tiếng Việt dẫn lại, suy diễn, xuyên tạc vụ việc, cho rằng có sự “đấu đá, triệt hạ” trước đại hội Đảng... Ngay cả một vị nguyên là lãnh đạo trường đại học, từng là bí thư đảng ủy nhà trường cũng gửi email, chia sẻ thông tin cho nhóm “truyền thông đen” để chúng nhào nặn, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận.

Một vụ việc tương tự từng xảy ra tại Thanh Hóa. Ngày 21-7-2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam một nghi phạm đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự khi liên tục rải “bom đơn thư” nặc danh tố cáo sai sự thật một đồng chí bí thư huyện ủy. Ðáng tiếc là một số cơ quan báo chí sau khi nhận được đơn nặc danh sai sự thật vẫn tiến hành điều tra, viết bài gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị địa phương trước thềm đại hội đảng bộ huyện, dù Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kiểm tra, xác minh và kết luận cán bộ không vi phạm như đơn, thư nặc danh tố cáo.

Tại tỉnh Bắc Giang, một số đối tượng đã thực hiện bài viết xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo tỉnh trên mạng xã hội Facebook “Việt Tân”. Có 19 tài khoản Facebook cá nhân tại tỉnh Bắc Giang chia sẻ lại những bài viết đó, ảnh hưởng xấu tới dư luận, kích động xuống đường biểu tình..., gây phức tạp dư luận trước thềm đại hội đảng các cấp. Cơ quan chức năng đã làm việc với 19 chủ Facebook và sau đó họ đều nhận thức ra sai lầm khi tiếp tay cho thông tin xấu, đã tự nguyện gỡ bỏ nội dung chia sẻ.

Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 13 khai mạc, các trang của tổ chức Việt Tân đã đăng tải các bài viết, clip dạng như “Tiết lộ danh sách ứng viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ đưa ra tại Hội nghị 13” và  đăng/phát nhiều tin, bài hòng bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Họ rêu rao rằng, Hội nghị Trung ương 13 sẽ “đấu đá khốc liệt”, khó mà hoàn thiện công tác nhân sự. Đó là những thông tin bịa đặt nhưng vẫn có người do tò mò, hiếu kỳ đã chia sẻ, tán phát các thông tin không đúng sự thật này.

Sự thật không như “truyền thông đen” rêu rao. Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Trung ương đánh giá cao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự, kể từ sau hội nghị Trung ương 12 (tháng 5-2020) đã bám sát phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII, chuẩn bị một cách công phu, khoa học, bài bản, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa mới... Kết quả rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thống nhất rất cao với đề xuất của Bộ Chính trị".

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 9 tháng đầu năm 2020, bộ đã yêu cầu xử lý hơn 2.000 bài viết, 5.300 video có nội dung xấu độc, sai sự thật. Đặc biệt từ quý II, việc phát tán tin, bài xấu độc tăng 4 lần so với 3 tháng đầu năm. Song so với kỳ đại hội trước, 80% thông tin xấu độc đã bị dẹp bỏ. Cơ quan chức năng dự báo, càng gần đến thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, việc phát tán thông tin xấu độc về nhân sự sẽ diễn ra với mật độ dày hơn, thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm hơn. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những đối tượng có hành vi phát tán thông tin sai trái nhằm kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và đại hội đảng các cấp, không để họ lũng đoạn mạng xã hội, coi thường kỷ cương phép nước, gây bức xúc trong xã hội!./.

 

 

 

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

Có quan điểm cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, hoặc cùng lắm là đầu thế kỷ XX, nó chỉ thích hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai, chỉ thích hợp với văn minh cơ khí, còn bây giờ nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI - là thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, văn minh tin học, kinh tế tri thức, kinh tế số, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nên không còn thích hợp nữa, chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị lỗi thời (!).

Đúng là thời đại mà chúng ta đang sống khác rất nhiều so với thời đại của Mác - Ăng-ghen - Lênin, đã có nhiều biến đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế, xã hội, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Không nhận thức được những biến đổi to lớn của thời đại sẽ không hiểu đúng bản chất của thời đại. Tuy nhiên, những biến đổi đó không vượt ra ngoài những quy luật, những nguyên lý chung nhất mà C. Mác đã khám phá ra. Chẳng hạn, đó là những quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật, những quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội loài người, như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, kinh tế xét đến cùng quyết định chính trị, quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp, quy luật giá trị thặng dư, những nguyên lý khoa học về nhà nước, cách mạng xã hội, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...

Đứng trên quan điểm khách quan, có một số luận điểm cụ thể của Mác, Ăng-ghen, Lênin không còn phù hợp với điều kiện lịch sử mới, đã bị thực tiễn lịch sử vượt qua, song những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác  - Lênin, bản chất khoa học và cách mạng vẫn giữ nguyên giá trị cần phải bảo vệ. Hoàn cảnh lịch sử cụ thể luôn luôn thay đổi, song những quy luật phát triển cơ bản, phổ biến của lịch sử loài người mà chủ nghĩa Mác - Lênin nêu lên là không thay đổi, có giá trị trường tồn. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là lý luận và phương pháp luận khoa học cho sự nhận thức xã hội, nhận thức thời đại mà không một học thuyết nào có thể thực hiện được vai trò đó.

 

 

THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỂ CHỐNG PHÁ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Những năm gần đây, tiến bộ công nghệ đã bị các thế lực thù địch lợi dụng biến thành “công cụ” hữu hiệu tuyên truyền xuyên biên giới nhằm xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ sự trợ giúp của công nghệ, hoạt động chống phá gia tăng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian; làm “mờ đi” chủng tộc, màu da, quốc tịch, hệ tư tưởng, bạn - thù. Con người dễ bị lạc vào thế giới “ảo” dưới sự dẫn dắt bởi tin giả, tin xấu, độc của các thế lực phản động với sự hỗ trợ đắc lực của các thành tựu công nghệ mới. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng công nghệ để đẩy tin giả, tin xấu, độc lên không gian mạng, gây nên hỗn loạn thông tin, lẫn lộn thật giả, rồi tiến tới “tiêm nhiễm”, “dẫn dắt”, “đánh lừa”, “ru ngủ” đến mức làm cho người sử dụng đôi khi mất cảnh giác, không thể tự nhận biết về việc mình đang “tự diễn biến”, đang “tự chuyển hóa”.

Công nghệ đã biến những kẻ chống đối, cơ hội chính trị, lực lượng phản động thành các “nhà báo”, “nhà quay phim”, “nhiếp ảnh gia” hiện trường (livestream), thậm chí là “học giả uy tín” để chúng nhào nặn thông tin, trộn lẫn thật giả, đúng sai để bình luận, thêu dệt, gán ghép với mưu đồ chính trị đen tối trong mọi sự kiện; làm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân dao động, nghi ngờ giữa đúng và sai, thật và giả, dần dần đi đến chỗ mất niềm tin vào Đảng và chế độ. Vì vậy, mỗi người hãy tỉnh táo nhận diện, không bị lôi kéo, kích động bởi những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét