Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

“CÒN CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC, CÒN THỰC DÂN, THÌ CÒN NGUY CƠ CHIẾN TRANH”

 


Câu nói đó trích trong bài trả lời các nhà báo của Hồ Chủ tịch, đăng trên báo Cứu Quốc, số 1827, ra ngày 28/5/1951. Người chỉ rõ: Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp, có áp bức bóc lột. Câu nói này là lời cảnh giác cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trước những chiêu trò, thủ đoạn lừa bịp mà đế quốc Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; để toàn dân, toàn quân nâng cao cảnh giác cách mạng, đoàn kết, nhất trí, anh dũng, kiên cường đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột của đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và giàu mạnh, văn minh.

Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lầm thứ tư. Các nước, nhất là nước lớn, có thể sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự vào mục đích không chính nghĩa, sử dụng “sức mạnh mềm”, can dự, chi phối về chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước khác; thực hiện “điều khiển” từ xa, từ bên ngoài, buộc các nước đang phát triển, chậm phát triển phải phụ thuộc, mất độc lập, tự chủ, khó nhận thấy hoặc nhận thấy nhưng khó cưỡng lại. Nhu cầu đầu tư vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém và càng phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước phát triển. Trong khi đó, thế giới chưa có cơ chế để quản lý, giám sát việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ quân sự mới để hạn chế tác động từ mặt trái của Cách mạng công nghiệp 4.0. suy đến cùng thì đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địchvẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh. Câu nói của Người vẫn là tiếng chuông cảnh báo, để thức tỉnh những ai vẫn đang mơ hồ trước những chiêu trò lừa mị của các thế lực thù địch.

Trong quá trình đất nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế như hiện nay, trước hết chúng ta phải đề cao cảnh giác, nhận rõ đối tượng, đối tác, chủ động đấu tranh phòng, chống làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “ diễn biến hòa bình”, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, giữ vững định hướng xã hội; đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thứ hai là trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, chúng ta cần cần phải đổi mới tư duy về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phải khẳng định rằng, hiện nay và thời gian tới, sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn về vai trò, tác động của cuộc cách mạng này cả mặt tích cực và tiêu cực đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng Việt Nam; từ đó, xác lập các giải pháp đồng bộ, thiết thự;  tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi con người chính là nhân tố quyết định trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ quân sự của Cách mạng công nghiệp 4.0; nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự và khoa học kỹ thuật, hậu cần quân sự đồng thời chú trọng xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng. Đây là lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc từ Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời là nhân tố có vai trò quan trọng, trực tiếp chế tạo các sản phẩm công nghệ cao trang bị cho Quân đội. Cùng với đó, cần đẩy mạnh bổ sung, điều chỉnh, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình dự án trọng điểm. Qua đây để chúng ta tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, khó khăn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

                                                M.N

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét