Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã - Giá trị to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.


             Tại phiên họp ngày 14/02/2020, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã đưa ra Kết luận số 70-KL/TW với những nội dung cơ bản, cụ thể là:
          Thứ nhất, đánh giá tình hình sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, với những kết quả nổi bật đã đạt được cả về mặt nhận thức tư duy lý luận; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; tổ chức bộ máy, công tác quản lý Nhà nước; Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã từ Trung ương đến địa phương; khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có sự phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng…
          Bên cạnh những kết quả đã đạt được, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn hạn chế, bất cập như: tốc độ tăng trưởng còn thấp; quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều; số lượng hợp tác xã tuy tăng nhưng số lượng thành viên giảm; việc chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 còn nhiều vướng mắc; công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập; sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước vơi tổ chức chính trị, xã hội, quần chúng còn thiếu chặt chẽ.
          Bộ chính trị cũng khẳng định những hạn chế, yếu kém trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan; trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
          Thứ hai, Bộ Chính trị cũng đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp (06 nhiệm vụ, giải pháp lớn) tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX trong thời gian tới ở nước ta như:
          Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và nhân dân về bản chất kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là về hợp tác xã kiểu mới.
          Rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và pháp luật có liên quan…
          Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng ngành kế hoạch và đầu tư thống nhất quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ Trung ương đến địa phương…
          Tăng cường năng lực quản trị, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, tiếp tục thành lập, phát triển thêm các hợp tác xã, tổ hợp tác, coi trọng mở rộng quy mô thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động…
          Củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động…
          Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trong việc thực hiện Nghị quyết, góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
          Như vậy, Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” là một trong những chủ trương, quan điểm chiến lược của Đảng ta, là hoàn toàn đúng đắn, cách mạng và khoa học; đó là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng taọ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng qua các kỳ đại hội phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam trong điều kiện tình hình mới; là sự kế tiếp của quá trình đổi mới toàn diện cả về mặt tư duy lý luận nhận thức và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, nhất là trong nông nghiệp, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao; giải quyết triệt để mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn, giữa các ngành, các thành phần kinh tế, gắn với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, nhằm hiện thực hóa thắng lợi mục tiêu cao cả xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
          Thật vậy, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hợp tác xã là hợp sức, hợp vốn với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh, khó nhọc ít mà lợi ích nhiều”; về bản chất của hợp tác xã, Người nói: “Hợp tác xã là thể chế hợp các xã viên đơn lẻ thành số đông, từ đó tạo thành sức mạnh mà nhu cầu lợi ích chung, trước hết là lợi ích kinh tế là sợi dây gắn kết xã viên”. Đồng thời, Người cũng khẳng định nguyên tắc xây dựng hợp tác xã: “Tổ đổi công đến hợp tác xã cấp thấp (nửa XHCN) đến hợp tác xã cấp cao (XHCN)”.
          Với những quan điểm, chủ trương trên của Đảng và Bác Hồ, Nhà nước ta đã cụ thể hóa thành hiến pháp, luật và các cơ chế, chính sách sao cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau của đất nước. Cụ thể, theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13, ngày 20/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
          “Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã”. “Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp”.
           Thực tiễn cũng đã chứng minh, quá trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, gắn với cơ chế quản lý kinh tế - xã hội khác nhau; với những bước đi, cách làm và hình thức khác nhau; với nhiều thành công những cũng có những hạn chế, yếu kém nhất định. Song về mặt đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta và về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của nước ta là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở lý luận - thực tiễn khoa học, phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng CNXH và điều kiện thực tiễn của đất nước.
          Ấy vậy mà, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động, ấu trĩ về mặt nhận thức, non kém về mặt tư duy lý luận và thực tiễn, hèn kém về mặt động cơ, mục đích, bạc nhược, suy thoái về mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức đã tán phát nhiều tài liệu, bài viết trên các trang mạng phản động có nội dung phản đối Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW; phủ nhận vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong phát triển kinh tế đất nước; kêu gọi người dân đấu tranh xóa bỏ kinh tế tập thể, hợp tác xã; bôi nhọ nói xấu Đảng và cá nhân đồng chí Trần Quốc Vượng - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Điển hình như: đối tượng Ngô Đồng tán phát bài: “Hợp tá xã - nỗi ám ảnh của thế kỷ 20”; đối tượng Phạm Nhật Bình tán phát bài “Hợp tác xã đội mồ sống lại”; đối tượng Đỗ Ngà tán phát bài “Hết thuốc chữa”…
          Tất cả những tài liệu, bài viết mà các thế lực phản động, bọn cơ hội chính trị tán phát trên các trang mạng phản động đều nhằm mục đích chống đối lại Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhằm xóa bỏ chế độ XHCN mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã dày công xây dựng. Đặc biêt, là trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sắp diễn ra, các thế lực thù địch, phản động, bọn cơ hội chính trị, chúng sẽ điên cuồng chống phá với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Những âm mưu, hành động ấy sẽ bị đập tan trước sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, của hơn 97 triệu đồng bào luôn một lòng, một dạ kiên định, tin tưởng, ủng hộ tuyệt đối sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta. Niền tin, ý chí, sức mạnh ấy sẽ mãi mãi trường tồn cùng với sự trường tồn, lớn mạnh không ngừng của dân tộc Việt Nam.
                                                                                                                             ChungVăn

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải luôn tin tưởng vào mọi đường lối lãnh đạo của Đảng; vì những thành tựu vô cùng to lớn của Việt Nam trong thời gian qua

    Trả lờiXóa