Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

PHÒNG TRÁNH NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN ĐẠO PHÁP LUÂN CÔNG TRÁI PHÉP



Hiện nay, khi mở các trang mạng xã hội luôn hiện hữu những dòng tít mời gọi học pháp luân công hay còn gọi là "Pháp luân đại pháp" với lời quảng cáo rất ngọt ngào là tập luyện Pháp luân công sẽ được cải thiện sức khỏe, chữa được bách bệnh kể cả bệnh lan y bệnh viện trả về. Vậy thực chất Pháp luân công là gì? Mục đích hoạt động của chúng ra sao? Ảnh hưởng của nó thế nào đến chính trị - tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự? 

Trước hết, Pháp luân công hay còn gọi là "Pháp luân đại pháp", do Lý Hồng Chí (SN1952, tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc tham gia Quân đội đã giải ngũ, làm nhân viên bảo vệ và phục vụ ở một số cơ quan, nhà hàng, hiện đang sống ở New York – Mỹ) sáng lập và bắt đầu phổ biến ra công chúng Trung Quốc vào năm 1992. Tài liệu tuyên truyền là sách "Chuyển pháp luân", các sách "Đại viên mãn pháp", "tính tất yếu chí"... Pháp luân công du nhập vào Việt Nam từ năm 2000 thông qua số sinh viên du học, Việt kiều, khách du lịch, phương tiện truyền thông, internet... Đến nay theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 7000 nguồi tham gia, tập luyện ở trên 565 điểm, nhóm (chủ yếu ở vườn hoc, công viên) tại 62 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, gồm nhiều thành phần trong đó có cán bộ nghỉ hưu, người cao tuổi, cán bộ, đảng viên, một số sĩ quan quân đội, nhà khoa học, bác sĩ, văn nghệ sĩ... Pháp luân công đã lập trên 50 trang Web, Facebook có địa chỉ ở trong và ngoài nước; lập các hội (trống kèn) hoạt động nghệ thuật; tổ chức "Pháp hội". Pháp luân đại pháp, kỷ niệm để tuyên truyền Pháp luân công, đồng thời phát tán nhiều tài liệu vi phạm pháp luật. Một số đối tượng cầm đầu phản động lưu vong cấu kết học kinh nghiệm của Pháp luân công đưa phương tiện vào Việt Nam phát sóng kích động tổng nổi dậy; đối tượng Pháp luân công trong nước móc nối, xin tài chính của bọn phản động lưu vong để vận động tập hợp các lực lượng, phát triển tổ chức Pháp luân công hoạt động chống Nhà nước nhưng đã bị ta ngăn chặn. Đặc biệt, một số đối tượng Pháp luân công cấu kết với bên ngoài lắp đặt đài phát thanh ở Hà Nội tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Trung quốc; lợi dụng đóng góp vào dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 xuyên tạc Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải lấy nguyên lý Chân - Thiện Nhẫn của Lý Hồng Chí để xây dựng hiến pháp... 
Như vậy, hoạt động của Pháp luân công  ở các địa phương ngày càng công khai với nhiều phương thức, đã có những hoạt động mang màu sắc chính trị gây hậu quả xấu trên các lĩnh vực như sau: 
Về chính trị - tư tưởng: gây lên sự hoang mang tư tưởng, giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng bởi Pháp luân công phủ nhận, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải lấy nguyên lý Chân - Thiện Nhẫn của Lý Hồng Chí để xây dựng hiến pháp; mất đoàn kết giữa các tộc người, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo. 
Về kinh tế: nhiều người bỏ sản xuất, bỏ gia đình, không thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; Lý Hồng Chí thông qua việc bán sách của hắn để kiếm lời, tổ chức các cuộc biểu diễn như Thần Vận để lừa đảo bán vé kiếm tiền, trục lợi cho bản thân. Nhiều gia đình tin vào luyện tập chữa bệnh không cần thuốc nên bệnh ngày càng nặng thêm, khi tỉnh ngộ đã vô phương cứu chữa. Nhiều bà mẹ tuyên bố có thể bỏ chồng, con, cháu mà không bỏ được Pháp luân công, nhiều cái chết tức tưởi khi luyện tập Pháp luân công như những vụ việc của bà Vũ Thị Y ở tổ 18, phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên; gia đình ông Phạm Văn Đồng ơt tổ 23, phường Can Giá, Thành phố Thái Nguyên mọi sinh hoạt bị đảo lộn, quan hệ vợ chồng, con cái bị rạn nứt, sói mòn. Tại Quảng Bình đã có 06 trường hợp theo tu luyện Pháp luân công nhưng không qua được bệnh tật và dẫn đến những cái chết đầy thương tâm khi quá cuồng tin vào cách chữa bách bệnh của Pháp luân công, điển hình là 2 trường hợp tại xã Quảng Sơn, TX. Ba Đồn, anh Trần Đình T. (SN1989), tham gia tập luyện Pháp luân công từ năm 2011, bị bệnh suy thận và bà Trương Thị K. (SN1954), tham gia tập luyện Pháp luân công từ năm 2010, đều đã tử vong riêng bà K. tử vong khi đang trong tư thế ngồi thiền tập Pháp luân công. 
Về văn hoá: phá hoại nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thông qua các buổi biểu diễn của các đoàn  nhạc như Thiên Quốc Nhạc Đoàn, đoàn nhạc Hồng Ân  nhằm mục đích khuếch trương thanh thế và truyền bá Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí.  Sinh hoạt văn hoá truyền thống rất đặc sắc của dân tộc Việt Nam dần bị phá vỡ. Các phong tục ma chay, cưới xin truyền thống, các điệu hát dân ca bị mai một dần. Nhiều nhà đã bỏ bàn thờ ông bà, tổ tiên - một tín ngưỡng thiêng liêng và được truyền từ bao đời nay với lý do rất đơn giản: thờ ông bà tổ tiên đã lâu rồi nhưng đến nay nghèo khổ vẫn  cứ  nghèo khổ. Lý Hồng Chí thường xuyên tiêm nhiễm vào đầu các học viên nhằm tiêu diệt đảng, tiêu diệt văn hóa gốc và xóa bỏ các tôn giáo tín ngưỡng khác, phong thần cho các học viên, làm cho học viên bị hoang tưởng, ảo giác nặng, không nghe lời ai ngoài Chí. 
Về quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường: ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và môi trường thông qua việc kích động, tổ chức các cuộc biểu tình, tụ tập đông người chống lại cơ quan nhà nước, gây bất ổn an ninh chính trị, các học viên học Pháp luân công mai một đạo lý truyền thống gia đình coi thường cha mẹ sinh thành ra chúng, rằng cha mẹ thật của chúng ở trong vũ trụ, còn cha mẹ đẻ không phải cha mẹ thật… 
Tác hại của việc truyền đạo trái phép rất rõ ràng. Song điều quan trọng là có bàn tay kẻ thù hay không, hay chỉ đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo? Cần thấy hết tính phức tạp của việc truyền đạo trái phép Pháp luân công trong thời gian vừa qua. 
Chúng ta cần khẳng định rằng, cần phải đấu tranh không công nhận, không cấp giấy sinh hoạt đối với Pháp luân công và không để cho nó công khai hình thành về tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào trong lãnh thổ Việt Nam bởi Pháp luân công không phải là tổ chức tín ngưỡng tôn giáo.
 Để đấu tranh ngăn chặn không để hình thành tổ chức trái pháp luật (Pháp luân công), không để các thế lực thù địch lợi dụng, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, các đơn vị Quân đội cần giáo dục cho cán bộ chiến sỹ nhận thức rõ thực chất của việc truyền đạo trái phép pháp luân công hiện nay: 
Một là, tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nhận thức rõ việc truyền đạo Pháp luân công là trái pháp luật biểu hiện của mê tín dị đoan mê tín dị đoan. 
Một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là mê tín dị đoan. Nó tác động tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của xã hội vẩn đục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Do mê tín dị đoan mà không ít cán bộ, đảng viên không kiểm soát được hành vi của mình, dẫn đến vi phạm pháp luật. Nếu tin vào Pháp luân công là tin một cách mù quáng mê muội vào những điều mơ hồ dẫn đến những hành vi gây hậu quả tiêu cực đến sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng cho cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng.
Hai là, Pháp luân công đã cản trở việc hình thành và phát triển văn hoá, đạo đức của quân nhân Quân đội ta.
Nhiệm vụ trung tâm của việc xây dựng văn hoá, đạo đức quân nhân là bồi dưỡng quân nhân về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, hướng quân nhân tới các giá trị chân, thiện, mỹ; đẩy lùi các tệ nạn xã hội như quan liêu, tham nhũng, mê tín dị đoan; tạo nên các chuẩn mực giá trị đạo đức cơ bản là: Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lao động sáng tạo, tích cực; có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng; có lòng nhân ái thuỷ chung.
Thực tiễn thời gian qua đã chứng minh, Pháp luân công hoạt động trái đã có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá, đạo đức, tinh thần của quân nhân. Hiện nay, những nội dung phản văn hoá, trái đạo đức, những niềm tin mù quáng vào thần linh, lực lượng siêu nhiên làm cản trở sự phát triển văn hoá và đạo đức lành mạnh của quân nhân Quân đội ta. Pháp luân công đã làm cho quân nhân nảy sinh tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu tinh thần tiến thủ, ít đấu tranh tự phê bình và phê bình, quen sống an phận. Pháp luân công thường làm lệch chuẩn về văn hoá, đạo đức, cả về sự giác ngộ lý tưởng, về tính nhân đạo cộng sản chủ nghĩa cao cả, về thái độ tích cực trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội của quân nhân. Bởi lẽ, thời gian qua một số đối tượng cầm đầu phản động lưu vong cấu kết học kinh nghiệm của Pháp luân công đưa phương tiện vào Việt Nam phát sóng, kích động tổng nổi dậy; đối tượng Pháp luận công trong nước móc nối, xin tài chính của bọn phản động lưu vong để vận động, tập hợp lực lượng, phát triển tổ chức Pháp luân công hoạt động chống phá nhà nước nhưng đã bị ta ngăn chặn. Đặc biệt một số đối tượng Pháp luân công cấu kết với bên ngoài lắp đặt đài phát thanh ở Hà Nội tuyeen truyền chống phá Đảng Cộng sản Trung quốc; lợi dụng đóng góp ý kiến vào sửa đổi hiến pháp 1992 xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, Pháp luân công đã cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của quân nhân Quân đội ta.
Như chúng ta thấy, Pháp luân công là một lĩnh vực mà các thế lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, với chiến lược “diễn biến hoà bình” vẫn ráo riết lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phá hoại cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có hoạt động mê tín dị đoan, truyền bá trái phép Pháp luân công. Đối với Quân đội ta, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách đưa Pháp luân công vào đời sống quân nhân. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn để theo dõi, mua chuộc các quân nhân. Có thể nói rằng, những ảnh hưởng tiêu cực của Pháp luân công tuy chưa xâm nhập vào các đơn vị trong Quân đội nhưng nếu để chúng hoạt động có tổ chức thì nó sẽ làm cho thế giới quan khoa học, văn hoá, đạo đức của quân nhân kém vững vàng, thiếu lành mạnh, nó đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của người quân nhân cách mạng. Mặc dù chưa phải là vấn đề nóng bỏng như một số tệ nạn xã hội khác, nhưng nếu chúng ta không quan tâm phòng chống đúng mức ngay từ bây giờ thì những ảnh hưởng tiêu cực của Pháp luân công sẽ ngày càng gia tăng và gây khó khăn rất lớn cho việc khắc phục sau này.
Để đấu tranh với các hoạt động của Pháp luân công, bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải kết hợp với việc xử lý nghiêm những hành vi chia sẻ, ủng hộ tuyên truyền của Pháp luân công, gây tác động xấu đến xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của quân nhân. Vạch trần những thủ đoạn lừa bịp, xử lý kiên quyết những hành vi, hoạt động của Pháp luân công để cán bộ chiến sỹ phân biệt rõ đâu là tôn giáo, tín ngưỡng, đâu là mê tín dị đoan trái pháp luật, từ đó thấy được đâu là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng chân chính, đâu là lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động chống phá cách mạng. Đồng thời, chỉ huy các cấp, cấp ủy, các tổ chức trong đơn vị phải có quan điểm định hướng, chỉ đạo và quy định thống nhất xử lý, giải quyết dứt điểm các biểu hiện, tin đồn nhảm nhí ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của quân nhân.
AnhTuan11111984

7 nhận xét:

  1. Pháp luân công là tà đạo trái phép; mọi người dân hãy hết sức cảnh giác không nghe theo dụ dỗ của tà đạo này.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là một tà đạo hoạt động trái phép; do đó mọi người dân không nên tin theo tà đạo này.

    Trả lờiXóa
  3. Pháp luân công là tà đạo trái phép; mọi người dân phải hết sức cảnh giác không nghe theo dụ dỗ của tà đạo này.

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta cần cảnh giác và nhận rõ được chân tướng, âm mưu của những đối tượng đang muốn tuyên truyền, phát triển Pháp Luân Công trái phép ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Từ những vụ việc trên có thể thấy, thủ đoạn của Pháp luân công là kết hợp tập dưỡng sinh với tuyên truyền điều hoang tưởng để lôi cuốn người dân tham gia và tin vào sự hoang đường và tà ác, biến con người thành công cụ vi phạm pháp luật của chúng.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Khẳng định Pháp luân công không phải là một tổ chức tôn giáo do không đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo phải có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước ta chủ trương không công nhận, không cấp đăng ký sinh hoạt, hoạt động đối với Pháp luân công và không để Pháp luân công công khai hình thành về tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào. Pháp luân công ở Việt Nam không phải là tổ chức tôn giáo, do vậy không ứng xử với Pháp luân công như với một tôn giáo; không sử dụng thuật ngữ “đạo” hay “tôn giáo” trong xử lý vấn đề Pháp luân công.
    Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động của những người theo Pháp luân công tụ tập theo nhóm hoặc tụ tập đông người để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục với hình thức luyện tập Pháp luân công, trong đó lồng ghép các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, lôi kéo nhiều người tham gia; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những hoạt động in ấn tài liệu không xin phép, phát tán tài liệu và sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền phát triển Pháp luân công và xuyên tạc, chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối với những người tham gia luyện tập Pháp luân công với mục đích thuần túy rèn luyện sức khỏe, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tác động linh hoạt, vận động thuyết phục để họ không tin và không tham gia Pháp luân công; vận động người dân tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, luyện tập các bài thể dục, dưỡng sinh đã được cơ quan chức năng thẩm định phù hợp với từng lứa tuổi; ở những địa bàn khu dân cư, tổ dân phố chưa có các câu lạc bộ sức khỏe, thể thao, dưỡng sinh, chính quyền địa phương cần sớm hướng dẫn, tạo điều kiện để thành, lập các câu lạc bộ nhằm thu hút người dân tham gia rèn luyện sức khỏe, tránh ảnh hưởng của Pháp luân công, không tin tưởng tuyệt đối vào khả năng luyện tập Pháp luân công để chữa khỏi mọi bệnh tật mà không cần điều trị bằng thuốc đông, tây y.
    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở bằng nhiều hình thức như thông qua các cuộc họp của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các buổi sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư, lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ bản chất của Pháp luân công, nâng cao ý thức cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội dưới hình thức rèn luyện sức khỏe của Pháp luân công, không tin theo kẻ xấu kích động, lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động vi; phạm pháp luật.
    Tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh phản bác việc lợi dụng các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh của Pháp luân công để vi phạm pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa