Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

ÂM MƯU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG



Phi chính trị hóa” Quân đội là một thủ đoạn nguy hiểm mà các thế lực thù địch thực hiện, nhằm vô hiệu hóa công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Tuy không mới, nhưng hết sức nguy hiểm, cần cảnh giác và chủ động có giải pháp phòng, chống hiệu quả.
Từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (những năm 90, thế kỷ XX), cho thấy, một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đến sự kiện đó là các thế lực thù địch đã thành công trong việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội - tức “phi chính trị hóa” quân đội.
Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch xác định “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục. Chúng đưa ra mô hình quân đội một số nước và viện dẫn “lý luận” để chứng minh quân đội không liên quan đến chính trị. Chúng lập luận rằng: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; vì thế, Quân đội chỉ cần trung thành, bảo vệ lợi ích của nhân dân, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng phải được nhân dân bàn bạc công khai và quyết định, thông qua diễn đàn Quốc hội. Lợi dụng chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại các doanh nghiệp quân đội, chúng ra sức xuyên tạc, chia rẽ, kích động, quy chụp,... cho đó là biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, đặc quyền, đặc lợi của một bộ phận cán bộ trong Quân đội. Đồng thời, lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội để kích động, gây mâu thuẫn giữa lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ, phá hoại khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Quân đội. Nguy hiểm hơn, chúng còn sử dụng in-tơ-net để tán phát những bài viết, clip, thổi phồng, xuyên tạc sự thật, khoét sâu mâu thuẫn,... nhằm kích động tư tưởng công thần, địa vị, bè phái, cục bộ địa phương, đòi hưởng thụ đãi ngộ; kêu gọi Quân đội ta từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, liên minh với quân đội một số nước để tiến lên hiện đại, trở thành quân đội “nhà nghề” như quân đội các nước tư bản, v.v.
Một sự thật không thể phủ nhận là QĐND Việt Nam ra đời, chiến đấu, xây dựng, trưởng thành từ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đã khẳng định bản chất của QĐND Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng; việc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân gắn liền với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Thực tiễn đời sống chính trị ở nước ta khẳng định, bản chất chính trị của QĐND là một tất yếu khách quan. Sự lựa chọn của lịch sử, vai trò lịch sử đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị duy nhất ở nước ta lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, bảo đảm cho sự thành công của công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong đó, QĐND là lực lượng nòng cốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, làm nên bao chiến công hiển hách và ngày nay đang vững vàng bảo vệ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đi đến thành công. Không có các lực lượng chính trị đối lập hay các tập đoàn quyền lực cạnh tranh vì lợi ích của một nhóm người. Vì vậy, ở Việt Nam không có một lực lượng vũ trang “trung tính”, tách rời nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đất nước với bảo vệ Đảng, chế độ XHCN. Việc kêu gọi hình thành những “đội quân nhà nghề”, phục vụ cho bất cứ thể chế chính trị hay tập đoàn quyền lực nào là một thủ đoạn tinh vi nhằm tách QĐND với Đảng, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng XHCN. 
Để đấu tranh có hiệu quả với âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội, trước hết, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tăng cường xây dựng QĐND và các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt theo mục tiêu “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; xây dựng QĐND có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ, Nhà nước và nhân dân; đảm bảo luôn thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trên lĩnh vực tư tưởng, cần đẩy mạnh vạch trần âm mưu, bản chất, sự phi lý trong quan điểm đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, tách quân đội và các lực lượng vũ trang ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội cũng như các lực lượng vũ trang nhân dân. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác nắm, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”; chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo có các biện pháp đấu tranh; đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đòi “phi chính trị hóa” Quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân.

NguyenVanPhuong1984



5 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" với mục đích tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

    Trả lờiXóa
  2. Quân đội nhân dân Việt Nam-Biểu tượng của tinh thần “Quyết chiến, quyết thắng”; qua từng giai đoạn lịch sử Quân đội đã thắng mọi kẻ thù xâm lược; hình ảnh Anh Bộ đội Cụ Hồ mãi là hình ảnh cao đẹp, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    Trả lờiXóa
  3. Bọn phản động và các thế lực thù địch luôn muốn chia rẽ Quân đội với nhân dân; do đó chúng ta phải giữ vững và tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa quân đội với nhân dân; đồng thời đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mối đoàn kết quân- dân của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  4. Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước và Quân đội ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  5. Mỗi người dân, mỗi cán bộ chiến sỹ trong Quân đội cần hết sức cảnh giác, không nghe theo luận điệu xuyên tạc, vu khống; tiếp nhận có chọn lọc các nguồn thông tin để không bị mắc mưu kẻ địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

    Trả lờiXóa