Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Làm tốt công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng



                         Anh Tuấn
          Trong suốt qua trình đổi mới và phát triển đất nước, việc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và trong thời đại mới nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong những lĩnh vực mới mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, sự kết lối và tương tác thông tin mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới, không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng  xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.
        Vì vậy việc phát triển và làm chủ không gian mạng là một nhiệm vụ cấp bách của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các nước phải đối mặt với nguy cơ như chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới. Đối với Việt nam các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin và bí mật nhà nước và bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin, các thế lực này sử sụng mạng internet, nhất là các trang mạng xã hội, gây chia rẽ nội bộ xâm phạm lợi ích và an ninh quốc gia, hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô và cường độ ngày càng lớn, các trang mạng, trang Bloge liên tục đăng tải bài viết có nội dung xấu, độc hại, tổ chức các chiến dịch công kích nhằm hạ uy tín của lãnh đạo đảng, nhà nước, tác động tiêu cực đến tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm suy giảm niềm tin vào chế độ và vai trò lãnh đạo của đảng và nhà nước.
          Mặc dù dưới sự lãnh đạo của đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ban ngành, địa phương, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên tình hình mất an toàn, an ninh mạng tại một số nơi còn diễn ra phức tạp. Chủ tịch nước cho rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn an ninh quốc gia chưa đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao, công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng còn sơ hở, chưa theo kịp tốc độ phát triển và ừng dụng công nghệ thông tin, một số cơ quan, tổ chức cá nhân còn sơ hở trong quản lý thông tin nội bộ, bí mật nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ và tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, cũng như tính chất nguy hiểm trong âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm mạng chống phá ta trên không gian mạng, công tác phòng ngừa còn để lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước, bí mật nội bộ ở trên mạng. Chủ tịch nước cho rằng trong thời gian tới hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm mạng sẽ ngày càng gia tăng trở thành loại vũ khí nguy hiểm có sức tàn phá nặng nề, vì vậy chúng ta cần gắn kết chặt chẽ, tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về an toàn an ninh mạng, tập chung xây dựng chiến lược an ninh mạng quốc gia, luật an ninh mạng, cùng với đó là nâng cao hiệu quả, hiệu lực nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông internet, có giải pháp ngăn chặn các trang thông tin điện từ, các trang Bloge, tin nhắn rác độc hại có nội dung xấu, quản lý chặt chẽ thuê bao di động trả trước và dịch vụ internet, có quy định để các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và lợi ích của người sử dụng, ban hành bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và internet, phòng chống hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bôi nhọ, vu khống trên không gian mạng. 
        Chủ tịch nước cũng cho rằng cần rà soát quy hoạch các cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông internet, tăng cường quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nhất là các trang điện tử, báo điện tử, kịp thời định hướng để báo chí tuyên truyền có hiệu quả, cung cấp thông tin chính thống đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về các sự kiện phức tạp, nhạy cảm, nhất là các sự kiện được dư luận quan tâm, đặc biệt cần xây dựng quy chuẩn văn hóa của những người đưa thông tin lên mạng như: không đưa tin thất thiệt, không rõ nguồn, đồng thời phải có chế tài đối với những người vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền phá hoại tư tưởng, bảo vệ quan điểm, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ tich nước lưu cần xây dựng cơ chế phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi có phẩm chất đạo đức tốt, thúc đẩy các tổ chức cá nhân khởi nghiệp về bảo đảm an toàn an ninh mạng, phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước lớn mạnh, mở rộng hợp tác quốc tế với các quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế để đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng./.

3 nhận xét:

  1. Luật An ninh mạng ra đời là rất cần thiết; vì hiện nay trên mạng xã hội tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền.

    Trả lờiXóa
  2. Sau khi Luật An ninh mạng hiệu lực, môi trường không gian mạng đang dần trở nên văn hóa, lành mạnh hơn. Nhiều thông tin, bài viết có xu hướng kích động, ảnh hưởng tiêu cực tới chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý.

    Trả lờiXóa
  3. Để không vi phạm Luật An ninh mạng, mỗi người dùng MXH phải luôn tỉnh táo, sáng suốt trước mỗi thông tin đăng tải, quan trọng hơn là phải thượng tôn pháp luật vì sự bình yên và phát triển của đất nước.

    Trả lờiXóa