Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

ĐẤU TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ “XÃ HỘI DÂN SỰ” TÁC ĐỘNG CHUYỂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


ĐẤU TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG
LỢI DỤNG VẤN ĐỀ “XÃ HỘI DÂN SỰ”
TÁC ĐỘNG CHUYỂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thịnh đỏ


         Hoạt động lợi dụng vấn để "xã hội dân sự" là một trong những phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang tiến hành với âm mưu thực hiện chiến lược "diễn biên hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, "cách mạng màu" đôi với cách mạng Việt Nam.
Trong nhng năm gn đây, các thế lc thù đch, phn đng đy mnh thc hin chiến lưc "din bin hòa bình7', li dng các vn đ "dân ch", "nhân quyn", "xã hi dân s", dân tc, tôn giáo và nhng yêu kém, sơ h, mt cnh giác đ xuyên tc, bóp méo tình hình;
c súy cho li sông hưng th, thc dng, ích k, cá nhân ch nghĩa; câu kết vi các phn t cơ hi và bâ't mãn chính tr hot đng ráo riết, chng phá cách mng ngày càng tinh vi, nguy him hơn. Ý đ thâm him, xuyên sut ca các thế lc thù đch là hình thành các phong trào ly khai, các tổ chức đôì lập dưới hình thức các hội, nhóm, các công đoàn, ủy ban... tiến đến tạo ra các cuộc "cách mạng màu" tác động chuyển hóa chính trị ở Việt Nam. Thực tê'trên, thê'giới đã minh chứng điều đó thông qua các cuộc "cách mạng màu" xảy ra ở một sô' nước Trung Á - SNG, "Cách mạng cam" ở Ucraina, "Mùa xuân Ảrập" ở Bắc Phi và Trung Đông..., được coi là những điển hình của các cuộc lật đổ chế độ chính trị hiện thời bằng bất bạo động do các nhóm xã hội dân sự tiên hành dưới bàn tay hậu thuẫn của các nươc phương Tây.
1.  Nhận diện vấn đề "xã hội dân sự"
Hiện nay, "xã hội dân sự" là đôì tượng được quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách ở cầp độ toàn cầu. Điều đó cho thấy tính thời sự và sức "nóng" mà xã hội dân sự mang lại cho chính trị quôc tế nói chung, nền chính trị khu vực và của mỗi quôc gia nói riêng, nhất là những xung đột, bất ổn, bẩt định của đời sông quôc tê' và những vân đề liên quan đến xã hội dân sự trong những năm gần đây. Vậy, có thể nhận diện "xã hội dân sự" như thế nào?
Thuật ngữ "xã hội dân sự" (Civil Society) có nguồn gốc từ phương Tây. Để hiểu về thực thể xã hội dân sự, chúng ta tiếp cận thông qua nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Theo quan điểm của C.Mác, xã hội dân sự chỉ xuất hiện trong chê'độ tư bản chủ nghĩa, từ khi giai cấp tư sản nắm quyền thông trị: "Thuật ngữ "xã hội công dân" xuâ't hiện trong thế kỷ XVIII khi những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đổng [Gemeinwesen] cổ đại và trung cổ. Xã hội tư sản [burgerliche Gesellschaít] vơi tính cách là xã hội tư sản chỉ phát triển cùng vơi giai câp tư sản; tuy nhiên, tổ chức xã hội trực tiếp sinh ra từ sản xuâ't và giao tiếp và trong mọi thời đại đều cấu thành cơ sở của nhà nưóc và của kiên trúc thượng tầng tư tưởng, vẫn luôn luôn được gọi bằng danh từ đó"[1]. C.Mác cho rằng, xã hội dân sự là một phương tiện khác để tăng thêm lợi ích của giai cấp thông trị trong chủ nghĩa tư bản, bản chất của xã hội dân sự vẫn là chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, C.Mác cũng nhận thây ở xã hội dân sự vấn đề cô't lõi chính là việc huy động sự tham gia của quần chúng, các hội, đoàn thể quần chúng đôi vói tiên trình lịch sử xã hội.
Trên cơ sở quan điểm của C.Mác, cùng vói sự tổng kết các quan điểm về xã hội dân sự, có thể đi đến một sự khái quát chung như sau:
Xã hội dân sự là tập hợp các mối quan hệ (và thiết chê' tương ứng đi kèm) giữa các cá nhân trong khuôn khổ của một quốc gia - dân tộc (Nation - State), được xác định vói những đặc tính cơ bản như: tính tự nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản. Xã hội dân sự được xem là lĩnh vực nằm cạnh và độc lập vói thị trường và nhà nưóc.
Trong khái niệm này nổi lên những dấu hiệu bản chất của thuật ngữ xã hội dân sự như sau:
Thứ nhất, xã hội dân sự là "những hoạt động tập thể tự nguyện". Những hoạt động này mang tính tập thể, tức là thuộc
lĩnh vực hoạt động công cộng - phân biệt với những lĩnh vực riêng tư, cá nhân. Chúng mang tính tự nguyện, dựa trên những nguyên tắc đạo đức được chia sẻ và không bị ép buộc, không bị dẫn dắt bởi ý chí chính trị hay bởi mục tiêu lợi nhuận
Thứ hai, xã hội dân sự phân biệt vói thị trường bởi tính chất phi lợi nhuận trong các hoạt động của nó. Các dịch vụ hay sản phẩm mà những tổ chức thuộc xã hội dân sự cung ứng là miễn phí và mang tính công ích.
Thứ ba, xã hội dân sự tổn tại dưói dạng những tổ chức và thiết chê' mang tính tự quản. Những tổ chức, nhóm, nghiệp đoàn... của xã hội dân sự hoạt động trên cơ sở luật pháp, nhưng lại không đi theo ý chí của nhà nước và không bị dẫn dắt bởi thị trưòng. Chúng có những mục tiêu và tôn chỉ riêng của mình là phản ánh và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các cá nhân - những người đã thiết kế và tạo dựng chúng.
Thứ He, do các cá nhân hợp thành xã hội dân sự là những công dân sông trong lãnh thổ do quôc gia quản lý nên xét trong quan hệ đôì ngoại, xã hội dân sự thể hiện ra với tư cách là một dân tộc (trong quan hệ vói những dân tộc khác). Còn trong quan hệ đôi nội, xã hội dân sự là "cử tri" của quyền lực nhà nước. Nói cách khác, ý chí và hành vi đổng thuận của ngưòi dân là cơ sở để hình thành nên quyền lực công cộng.
Thứ nămvói tư cách là một lĩnh vực nằm cạnh, độc lập vói thị trường và nhà nưóc, xã hội dân sự phải hứng chịu sự tác động đến từ hai khu vực kê' cận này. Điều đó có nghĩa là, khi nhà nước hay thị trường có sự biên chuyển thì tất yêu cũng sẽ kéo theo sự biến đổi của xã hội dân sự. Điều này đúng đôì với bất kỳ yêu tô' nào trong "môi quan hệ tay ba" nói trên.
Từ các dấu hiệu bản chất của khái niệm xã hội dân sự trên cho thây, xã hội dân sự là một "thực thể" có tính hai mặt (tích cực và tiêu cực). Bên cạnh những giá trị nhân văn, đạo đức có thể mang lại để góp phần phát triển xã hội nêu xã hội dân sự được quản lý và phát huy tô't các chức năng của nó, thì xã hội dân sự là một "thực thể" được tạo dựng bởi các môi quan hệ tự nguyện, tự quản, phi lợi nhuận... nên tính tổ chức khá lỏng lẻo, dễ tổn thương, dễ mất kiểm soát và rơi vào hỗn loạn, dễ bị lợi dụng vì mục đích chính trị. ĐÔI vơi nưóc ta hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trưòng định hương xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nưóc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quôc tế, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động dưói sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có một sô' tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quôc Việt Nam. Các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng ca chế, chính sách, pháp luật và thực hiện giám sát, phản biện xã hội đôì vói các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nưóc; chủ động tham gia cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ trong việc phân phôi và nâng cao châ't lượng dịch vụ, giải quyê't việc làm, xóa đói, giảm nghèo..., góp phần phát triển kinh tế" xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, với thú đoạn "diễn biên hòa bình", các thê'lực phản động quôc tê'và thù địch luôn muốn tạo ra các lực lượng đôì lập, chông đổi Đảng Cộng sản ngay trong lòng xã hội Việt Nam. Cần cảnh giác vói xu hướng này, vì các tổ chức xã hội dân sự kiểu này nhằm mục đích tạo ra sự đô'i lập và thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nươc ta.
2.    Bộ mặt thật của các thế lực thù địch, phản động lọi dụng vấn đề "xã hội dân sự" ở nước ta hiện nay
Trong bôi cảnh hiện nay, "xã hội dân sự" được nhìn nhận là một vấn đề chính trị, xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm. Sự sụp đổ của hệ thông xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như biên động chính trị trên thế giới thời gian qua như "Cách mạng màu" ở các nước không gian hậu xôviê't hay "Mùa xuân Ảrập" ở Bắc Phi và Trung Đông cho thấy Mỹ, phương Tây và các lực lượng đôì lập đã triệt để lợi dụng vấn đề "xã hội dân sự" để tập hợp lực lượng lật đố chính quyền đương nhiệm. Đôì vói Việt Nam, các thế lực thù địch cũng đã và đang lợi dụng vấn đề "xã hội dân sự" để thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vói âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu tác động gây chuyển hóa chính trị ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết tiên hành một sô' hoạt động sau:
Một là, tuyệt đôi hóa tính "độc lập" tương đối của xã hội dân sự vói Nhà nưóc Các thế lực phản động bằng nhiều chiêu bài khác nhau để đẩy mạnh tuyên truyền về cái gọi là ranh giói giữa nhà nước với xã hội dân sự, giữa "công" và "tư", giữa "chính trị" và "phi chính trị". Theo đó, xã hội dân sự được để cao, tuyệt đôi hóa, được mô tả như là mô hình xã hội nhân đạo, tốt đẹp, dân chủ; ngược lại, nhà nước là cơ quan bảo thủ, chuyên chế và cưỡng bức.
Thực châ't, trên đây là các luận điệu tuyên truyền nhằm làm cho vai trò tổ chức, quản lý xã hội của Nhà nưóc bị suy yêu, qua đó không ngừng cổ súy cho xã hội dân sự, tạo môi trường xã hội cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập vói Đảng núp dưói danh nghĩa là xã hội dân sự.
Hai là, lợi dụng xã hội dân sự để đòi hỏi về dân chủ hóa. Các thế lực phản động có thể lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để đòi Nhà nưóc phải bảo đảm tự do vô giói hạn trong các lĩnh vực. Họ coi hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân và các quyền con người.
Lợi dụng các quyền con người, đặc biệt là cổ súy thái quá tự do cá nhân, thông qua quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình... Hơn nữa, các thê'lực phản động tuyên truyền, khuyên khích mỗi công dân có quyền bày tỏ chính kiên không giói hạn và liên kết vơi những người khác hình thành các tổ chức "độc lập" tham gia vào đời sông cộng đổng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Ba là, lợi dụng viện trợ, quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, đòi thành lập các hội, các tổ chức độc lập về chính trị; tác động và gây sức ép đòi thay đổi đưòng 101, chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp.
Bằng các hình thức tài trợ khác nhau cho một sô' tổ chức xã hội dân sự, các thế lực phản động nhằm mục đích chinh trị là hậu thuẫn cho các thế lực hoạt động chông phá cách mạng nước ta; lợi dụng vấn đề tự do lập hội để tập hợp lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nưóc ta, gây sức ép và đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đôì lập nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Bôn là, thông qua môi trường xã hội dân sự, các lực lượng phản động lôi kéo quần chúng vào hoạt động dưói danh nghĩa vì mục tiêu chung, "thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công việc của chính quyên", dùng chiêu bài phản biện chính sách, phản biện xã hội, đâu tranh chông tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường..., từ đó tạo ra những tâm lý phản kháng, tinh thẩn đấu tranh của quần chúng chông lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nưóc ta, gây mất ổn định chính trị, xã hội.
Thời gian qua, mọt so đồi tượng xâu đa lợi dụng các to chức xã hội dân sự để phục vụ cho các mưu đổ chính trị, tiến hành thành lập các tổ chức "xã hội dân sự chính trị" để thực hiện các hoạt động chông Đảng, Nhà nước. Trong đó, có thể kể đến những cái gọi là: "Hội Cựu tù nhân lương tâm", "Hội Phụ nữ nhân quyền", "Hội Anh em dân chủ", "Diễn đàn hội dân sự", "Khôi 8406", "Bauxite Việt Nam", "Hiệp hội dân oan Việt Nam", "Văn Đoàn độc lập", "Kiến nghị 72", "Tổ chức Việt Tân"(!)... Các tổ chức này đều được lập ra bởi các đối tượng có quan điểm chính trị đôì lập, những người "bất đổng chính kiên". Chúng thường lợi dụng các vấn đề "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", vì sự tiến bộ của xã hội để tuyên truyền xuyên tạc các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; vu cáo Đảng, Nhà nưóc, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (xóa bỏ Điều 4 Hiên pháp năm 2013), đòi đa nguyên, đa đảng, gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân.
Âm mưu của các thế lực phản động quốc tê' là hòng tạo ra các lực lượng đôi lập, chông đôi Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong lòng xã hội Việt Nam, nên chúng tác động cho ra đòi những tổ chức xã hội dân sự kiểu phương Tây để từ "phản biện" hương đến "phản đối" và cuổỉ cùng thành tổ chức "phản động, chông đổi" Đảng Cộng sản và Nhà nưóc xã hội chủ nghĩa. Thực chất là các thế lực phản động phương Tây đang muôn sử dụng các tổ chức xã hội dân sự như một phương thức để "diễn biên hòa bình" tiến tói "diễn biến không hòa bình" (cách mạng màu) lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nưóc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam[2].
Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường ''quan tâm" nhiều đến các địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị - xã hội hoặc đang xảy ra các sự kiện ''nhạy cảm" liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo
Trong bôì cảnh đó, một mặt phải nâng cao cảnh giác, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh vỏi mọi âm mưu lợi dụng vấn đề xầ hội dân sự của các thê' lực thù địch, mặt khác cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nưóc đôí vơi các tổ chức xã hội.
3.    Ngăn chặn hoạt động lợi dụng vấn đê xã hội dân sự tác động chuyên hóa chính trị ở nước ta hiện nay
Nhận thức được tính chất nguy hiểm của hoạt động lợi dụng vấn đề xã hội dân sự, việc tổ chức công tác phòng ngừa, đấu tranh vói hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong chông "diễn biên hòa bình", bảo vệ an ninh quôc gia, trật tự, an toàn xã hội trong bổi cảnh hiện nay.
Trong thời gian tói, để ngăn chặn các hoạt động lợi dụng vân đề xã hội dân sự gây "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chính trị ở nưóc ta, lực lượng Công an nhân dân cần làm tổt những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng đắn về xã hội dân sự và đâu tranh chông hoạt động lợi dụng xã hội dân sự tác động gây chuyển hóa chính trị ở Việt Nam.
Cần nhận thức rằng, xã hội dân sự là một vấn đề chính trị, xã hội phức tạp, đòi hòi phải đi sâu nghiên cứu, nhận diện, làm rõ để xác định chủ trương, cách ứng xử phù hợp. Tuyệt đôi tránh khuynh hưóng đơn giản hóa nhận thức về xã hội dân sự như: quá đề cao xã hội dân sự hoặc đổng nhất xã hội dân sự với việc thực hiện dân chủ hóa. Cần nhận rõ âm mưu, hoạt động của các lực lượng phản động lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để tác động chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Mặt khác, cũng tránh tư tưởng coi xã hội dân sự là tiêu cực, chống đối, "đối lập" hoàn toàn vói Nhà nước và "tẩy chay", không nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
Thực tế, bên cạnh đa sô' các tổ chức xã hội có vai trò tích cực, vẫn có một sô' tổ chức, trong những trường hợp nhất định có xu hưóng chính trị hóa, can thiệp sâu, thậm chí lũng đoạn các hoạt động chính trị không chỉ trong nưóc mà cả ngoài nước, vượt quá phạm vi, giới hạn cho phép, trái với tôn chỉ, mục đích đã được xác định khi thành lập.
Ở nươc ta hiện nay, một sô' tổ chức xã hội hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại, trông chò vào sự tài trợ của Nhà nưóc; có xu hưóng "hành chính hóa" về mặt tổ chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế.
Việc tham gia cung ứng dịch vụ công trong một sô' trường hợp chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích đã đăng ký, thậm chí có trương hợp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận để trôn thuế, gây tổn hại đối vói lợi ích xã hội.
Vì vậy, cẩn nhận thức khách quan, toàn diện về vai trò, tác dụng cũng như những hạn chế, thách thức của các tổ chức xã hội đôì vói phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; từ đó bổ sung, hoàn thiện hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức xã hội phù hợp vói điều kiện thực tế của đâ't nưóc.
Đấu tranh chông hoạt động lợi dụng vân đề xã hội dân sự của các thê' lực thù địch thực chất là ngăn chặn mưu đổ thực hiện "chuyển hóa dân chủ", tạo tiền đề dẫn đên các kịch bản "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu", bạo loạn lật đổ ở nưóc ta.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nưóc về an ninh, trật tự đôi vơi hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.
Nhìn chung, phẩn lơn các quôc gia trên thế giới, có thể theo những chuẩn mực khác nhau, nhưng đều thực hiện việc quản lý tổ chức xã hội dân sự thông qua các quy định khá chặt chẽ và cụ thể về việc thành lập hội, tổ chức phi chính phủ. Theo đó, thường có một sò' nội dung như: điều kiện thành lập hội, tổ chức phi chính phủ; yêu cầu tốì thiểu về điều lệ; các quy định về nghiêm cấm tư lợi trực tiếp hoặc gián tiếp; điều kiện nhận tài trợ hoặc được miễn, giảm thuế; các quy định về gây quỹ, quảng cáo...
Đôĩ vói nưóc ta, thể chế quản lý tố chức và hoạt động của các tổ chức xã hội phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nưóc quản lý, Nhân dân làm chủ.
Thể chế quản lý các tổ chức xã hội kết hợp chặt chẽ giữa tự quản của các tổ chức xã hội vói quản lý của Nhà nưóc đối vói tổ chức xã hội; phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nưóc hóa, đổng thời hạn chê' tính tự phát hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức xã hội để hoạt động kinh doanh kiếm lời, thậm chí vì mục đích chính trị, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Thứ ba, làm tô't công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện âm mưu, hoạt động của các thê'lực thù địch lợi dụng vấn đề xã hội dân sự xâm phạm an ninh quôc gia, trật tự, an toàn xã hội. Để chủ động trong phòng ngừa, đâu tranh với hoạt động lợi dụng vấn để xã hội dân sự xâm phạm an ninh quôc gia và trật tự, an toàn xã hội, công tác nắm tình hình cần tập trung vào các trọng điểm sau: Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tư nhân của Mỹ, phương Tây có liên quan đêh dân chủ, nhân quyền, nhất là chú ý làm rõ hệ thông tổ chức đã tác động trực tiếp đến các cuộc "cách mạng màu" ở Đông Âu và Trung Á, đến cách mạng "Mùa xuân Ảrập" tại Bắc Phi và Trung Đông, phát hiện kịp thời âm mưu, ý đổ của các tổ chức này triển khai tại Việt Nam; các chương trình, dự án của các NGO, các tổ chức tư nhân nước ngoài triển khai tại Việt Nam, nhất là các chương trình liên quan đến cải cách hành chính, pháp luật, dân chủ, nhân quyền.
Ngoài ra, cần chú ý nắm tình hình toàn diện đôì với các hội, NGO có những biểu hiện hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích ban đầu, có dâu hiệu bị đối tượng chông đôì trong nưóc, cá nhân, tổ chức nưóc ngoài lợi dụng, chi phôĩ hướng hoạt động theo xu hướng đôi lập vơi Đảng, Nhà nước và cả các tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành tự phát và có sô' lượng thành viên đông, có ảnh hưởng xã hội, thu hút thành viên là thanh niên, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ...
Thứ tư, kiên quyết xử lý các tổ chức hội, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ nưóc ngoài hoạt động vi phạm pháp luật, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nưóc ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thông văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội theo đúng định hướng phát triển của đâ't nưóc.
Đổi với các tổ chức hội, đoàn thể có biểu hiện hoạt động phức tạp, có dấu hiệu "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", cần tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa chính trị, không để các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chông đôi từ bên trong. Kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các đôi tượng phản động, chống đổi lợi dụng các tổ chức đoàn thể xã hội để chuyển hóa thành tổ chức chính trị đổi lập.
Bên cạnh đó, cùng vói việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của các hội, đoàn thể, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mói công tác quản lý nhà nước đổi vói lĩnh vực này sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và truyền thông văn hóa Việt Nam. Tăng cường công tác quản lý các tổ chức hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng tác động, chuyển hóa chính trị ở nưóc ta.
Thứ năm, quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đây là những nội dung cơ bản cần thực hiện đồng bộ, toàn diện mà trọng tâm là đâu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lôi sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, để Đảng ta trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đáp ứng lòng mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã chỉ ra những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biên", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đưòng xã hội chủ nghĩa, mơ hổ, dao động, thiêu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút ý chí chiến đấu; không còn ý thức hết lòng vì nươc, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; sông ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực, bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân.
"Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có quan hệ chặt chẽ với "diễn biến hòa bình". "Diễn biến hòa bình" thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đến lượt nó "tự diễn biên", "tự chuyển hóa" thúc đẩy "diễn biến hòa bình", trong đó "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là nhân tô' bên trong quan trọng nhất. Hoạt động lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để tác động chuyển hóa chính trị ở nước ta đã và đang được các thê' lực thù địch thực hiện theo phương thức như vậy. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi chúng ta cần hết sức cảnh giác và kiên quyết đâu tranh ngăn chặn những mưu đổ thâm hiểm này.



[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.52.
[2] Xem Đại tá, TS. Đỗ Văn Hoan: "Phòng, chông hoạt động lợi dụng "xã hội dân sự" để thực hiện âm mưu "diễn biêh hòa bình" ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Chiến hrợc, sô' 8-2015, tr.45-48.

2 nhận xét:

  1. Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chúng ta phải có những biện pháp để đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch; đồng thời tăng cường gáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên

    Trả lờiXóa