Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

CẦN CẢNH GIÁC TRƯỚC VIỆC TRUNG QUỐC ĐƯA GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 8 VÀ CÁC GIÀN KHOAN KHÁC TRỞ LẠI VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM


                                                                                                             Văn Lợi

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên

Thứ nhất, để trả lời câu hỏi Trung Quốc có đưa giàn khoan trở lại vùng biển Việt Nam hay không? Có thể nói việc chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Mưu đồ của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông bởi vậy họ không từ một thủ đoạn nào để đạt được mưu đồ, tham vọng của mình.Việc đưa giàn khoan Hải Dương 8 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một bước đi nhằm hiện thực hóa mưu đồ đó. Việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 8 một phần là vì sức ép quốc tế, sức ép từ phía Việt Nam, Trung Quốc không muốn mất mặt với thế giới vì chính sách ngoại giao hiếu chiến của mình. Tuy nhiên, việc họ di chuyển chưa có ý nghĩa gì đối với ổn định biển Đông. Vấn đề giàn khoan không phải mục tiêu của Trung Quốc mà là một điểm, một bước để từ đó tiếp tục phát triển, lấn thêm các bước nhằm đôc chiếm lưỡi bò, trong đó quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đó có thể xem là một bước lùi để họ tiếp tục thực hiện các hành động nguy hiểm và thâm độc hơn.Vì thế quân đội nói riêng, không thể có ảo tưởng việc họ di chuyển giàn khoan Hải Dương 8 là đã chấm dứt mưu đồ bành trướng.
Thực tế cũng đã cho thấy, trong quan hệ quốc tế Trung Quốc luôn thực hiện chính sách ngoại giao theo kiểm “mềm nắn rắn buông”, tức là họ sẽ buông khi chúng ta kiên quyết đấu tranh, khi chúng ta cứng rắng và việc làm của chúng ta được thế giới đồng tình còn ngược lại họ sẽ lấn tới nếu chúng ta có phản ứng yếu ớt, sợ hãi. Mặt khác, trong quan hệ với các nước trong khu vực Trung Quốc đã từng lợi dụng những sơ hở của các nước để thực hiện mưu đồ thâm hiểm của mình. Sự kiện, Trung Quốc từng lợi dụng thời tiết để qua mặt Philippines và chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012 là một điển hình và còn nguyên giá trị với Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 8 hoặc các giàn khoan khác trở lại vùng biển của Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. trong năm nay hoặc một vài năm tiếp theo đó là điều mà chúng ta phải nhìn nhận.
Thứ hai, Việt Nam cần làm gì để ngăn chặn Trung Quốc đưa giàn khoan tiếp theovào vùng biển của mình? Trong thời gian tới, để ngăn chặn Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta phải tiếp tục đấu tranh bằng hoà bình, ngoại giao và chuẩn bị về pháp lý. Chúng ta phải luôn trong tư thế chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với trường hợp Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 8 quay trở lại hoặc đưa một số giàn khoan khác vào thay thế.
Chúng ta phải luôn kiên định lập trường chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Có thái độ và hành động cứng rắn, quyết liệt trong bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế trong giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, nhanh chóng xúc tiến hoàn chỉnh Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đối với khu vực lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế của Việt nam, khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 8 đi rồi thì chúng ta vẫn phải đưa lực lượng kiểm ngư và các tàu đánh bắt cá ra hoạt động bình thường. Nếu Trung Quốc có hành động tấn công, xâm hại tàu cá của ngư dân Việt Nam thì lực lượng chấp pháp trên biển phải lập tức bảo vệ vì đây là lãnh hải của chúng ta. Đặc biệt, chúng ta cũng phải chuẩn bị cả những tình huống có thể xảy ra, hiện đại hóa quân đội, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, lực lượng Kiểm nghư để sẵn sàng đối phó với những hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc.


1 nhận xét:

  1. Lợi dụng các nước đang phải tập trung dồn mọi nguồn lực để đối phó với đại dịch Covid 19; Trung Quốc lại thực hiện một chuỗi những “hành động hung hăng” trên Biển Đông nhằm giành thế áp đảo trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Việt Nam kịch liệt lên án các hành động của Trung Quốc và kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

    Trả lờiXóa