Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

ĐẤU TRANH VÔ HIỆU HÓA “VŨ KHÍ NHÂN QUYỀN” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


“VŨ KHÍ NHÂN QUYỀN” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
BÚT CHIẾN
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, các thế lực thù địch vẫn không ngừng thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Chúng tung ra các quan điểm sai trái, thù địch nhằm đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Chiến lược chống phá cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch được dàn dựng một cách có bài bản; trước hết, làm chệch hướng về chính trị, tạo khoảng trống về tư tưởng, với những thủ đoạn ngầm, mềm, sâu, hiểm, toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Để thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, những năm qua, các thế lực phản động trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với hàng loạt hoạt động phá hoại trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những vấn đề như dân chủ, dân tộc, tôn giáo,... nhân quyền đang trở thành một “mặt trận nóng bỏng”, một “vấn đề trọng điểm” mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá nhằm gây mất ổn định tình hình chính trị - xã hội nước ta; tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh vô hiệu hóa “vũ khí nhân quyền” của các thế lực thù địch.
          Đối với nước ta, thời gian qua, cùng với việc xuyên tạc, vu cáo, bóp méo tình hình đời sống dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch còn đẩy mạnh tuyên truyền nhiều luận điệu phản khoa học, phi thực tế như “nhân quyền tối thượng”, “nhân quyền toàn cầu”, “nhân quyền không biên giới”. Theo đó, nhân quyền đã thực sự trở thành một “vũ khí” chống phá hết sức nguy hiểm mà kẻ thù tìm mọi cách lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, núp dưới danh nghĩa những “nhà nhân quyền”, “nhà dân chủ”, các thế lực phản động ra sức cổ vũ, ủng hộ cho “tự do nhân quyền”, “tự do ngôn luận”. Vậy thực chất của cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” là gì? Phải chăng trong thế giới hiện nay, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” hay “quyền con người” cao hơn chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, dân tộc? Đây là luận điểm thực sự vì con người hay chỉ là một “thủ đoạn chính trị” của các thế lực thù địch?
          Nhìn lại thập niên đầu của thế kỷ XXI, núp dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền”, “vì quyền con người”. Các thế lực phản động, hiếu chiến đã sử dụng vũ lực can thiệp vào nhiều nước có chủ quyền và kết quả như thế nào thì ai cũng biết! Đi liền với súng đạn, tên lửa, đại bác, xe tăng... của các thế lực ngoại bang là tình trạng khủng hoảng nhân quyền nghiêm trọng tại các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, với hàng vạn người dân vô tội thiệt mạng, nhiều triệu người phải rời bỏ đất nước. Rõ ràng, khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm thì việc bảo đảm nhân quyền có lẽ là “không tưởng”. Và “nhân quyền cao hơn chủ quyền” suy đến cùng chỉ là một luận điểm phản khoa học, phi thực tiễn. Những kẻ tung hô, cổ suý cho luận điểm này thực ra chúng chẳng yêu thương, tôn trọng gì quyền con người, mà chính chúng đang lợi dụng nhân quyền, xuyên tạc nhân quyền; rắp tâm sử dụng quyền như một thứ “vũ khí” mềm để thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối của chúng mà thôi.
          Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tiếp tục khẳng định: “Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân”. Cùng với sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mọi nguồn lực xã hội đều được tập trung cho việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây chính là biểu hiện cao nhất, cụ thể nhất, thiết thực nhất của vấn đề nhân quyền tại Việt Nam./.
         


1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa