Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

NHỮNG LÁ PHIẾU ĐÃ BÁC BỎ MỌI SỰ XUYÊN TẠC



                            
Khóa họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên hợp quốc sáng ngày 7/6/2019 (giờ Mỹ) đã bỏ phiếu bầu 5 Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021. Trong đó, Việt Nam là ứng cử viên đại diện duy nhất cho nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương. Tại sao Việt Nam lại là là ứng cử viên đại diện duy nhất cho nhóm các nước này?

Do Việt Nam đảm nhiệm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 rất thành công, như: đưa ra sáng kiến bảo vệ trẻ em và phụ nữ tại các khu vực xung đột, thúc đẩy Nghị quyết 1889; tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (triển khai binh sĩ tới khu vực xung đột, xây dựng bệnh viện dã chiến) và đã 2 lần đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an (tháng 7/2008 và tháng 10/2009). Đồng thời luônkhẳng định chủ trương nhất quán là thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nên Việt Nam đã xây dựng được hình ảnh về một đất nước đổi mới; là một trong những quốc gia tiên phong trong thúc đẩy hòa bình, tiến bộ, hợp tác và phát triển trên thế giới. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986), việc mở rộng quan hệ bạn bè, đối tác và khẳng định vị thế trên trường quốc tế luôn là những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Nhiều cải cách kinh tế thành công của Việt Nam được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước (bao gồm cả 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc). Việt Nam là Ủy viên Hội đồng Nhân quyền thế giới nhiệm kỳ 2014 - 2016; đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 - 2017 và sẽ đảm nhiệm lần hai vị trí Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Việt Nam được bầu làm thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế năm 2016 và cuối năm 2018 được bầu làm thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế nhiệm kỳ 2019 - 2025 của Liên hợp quốc. Điều đó cho thấy, vị thế của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 
Việc Việt Nam được bầu với số phiếu gần tuyệt đối (192/193) vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 cho thấy, vị thế và mức độ tin cậy ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với nước ta. Những lá phiếu đó của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam đã bác bỏ mọi sự xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta của những kẻ có thâm thù với chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.


1 nhận xét:

  1. Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.

    Trả lờiXóa