Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

KỲ 2: VÌ SAO MỸ BUỘC PHẢI SỚM CHẤM DỨT CUỘC TẤN CÔNG TÊN LỬA VÀO SYRIA ?



3. Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc tấn công lên nền kinh tế Mỹ và thế giới:
Điều này khá đơn giản và được thể hiện khác rõ qua diễn biến của các thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ. Sau một tuần tăng điển ngoạn mục, 3 ngày trước khi Donald Trump quyết định tấn công Syria, chỉ số thương mại S&P 500 ở thị trường chứng khóa New York đã bất ngờ giảm 0,6%. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow John mất 220 điểm, tương đương 0,9%. Chỉ số công nghệ cao Nazdaq Composit cũng mất 0,24% số điểm vừa giành được qua chuỗi tăng giá tuần trước đó. Đồng Dollar Mỹ lên giá nhưng giá vàng cũng tăng mạnh do nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường vốn đế chọn “hầm trú ẩn an toàn” là vàng. Chốt phiên giao dịch ngày 13-4 theo giờ Washington, giá vàng tăng 0,7%, lên mức 1.344,40 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng đã tăng gần 1%. Đây là tuần tăng thứ 2 liên tiếp do bất ổn gia tăng ở Syria. Tuần này giá vàng có lúc lên mức cao nhất kể từ ngày 25/1 khi căng thẳng leo thang ở Syria, Mỹ trừng phạt Nga và lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như chỉ số đồng USD. Những diễn biến trên thị trường vàng từ đầu năm 2018 đến nay đã buộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ còn phải nâng lãi suất đồng Dollar Mỹ thêm vài lần nữa trong năm nay, bởi lãi suất USD tăng sẽ tạo ra đối trọng đẻ kìm hãm đầu tư cho những tài sản như vàng.
Giá dầu mỏ cũng tăng vụt do các bên đều tăng dự trữ nguồn cung. Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu 13-6-2018, tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 0,56 USD/thùng, đạt mức 72,58 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI tăng 0,32 USD/thùng, chốt ở 67,39 USD/thùng. Sang đên ngày 14-4-2018, giá dầu Brent tăng 5,48 USD/thùng, tương đương 8%. Giá dầu WTI cũng tăng 8% trong tuần. Hãng truyền thông Reuters (Anh) cho biết đây là tuần tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ tháng 7 năm ngoái.
Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả là các nhà phân tích kinh tế dự báo rằng giá dầu trên thế giới có thể tăng lên đến trên 100 USD/thùng. Nếu kịch bản này diễn ra thì sẽ là một mối lợi to lớn đối với Nga và các nước OPEC. Nhưng đều đó sẽ là thảm hoạc cho nền kinh tế Mỹ vốn là nền kinh tế tiêu thụ xăng dầu lớn nhất toàn cầu.
Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy các hàng động quân sự phiêu lưu của Mỹ, Anh, Pháp đối với Syria sẽ đẩy nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng vào một vòng suy thoái mới rất khó khắc phục một khi Mỹ quyết tâm kéo dài không kích. Thêm một lý do để Mỹ, Anh Pháp phải thu quân không kèn không trống trên chiến trường Syria.Và cũng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để các giới tư bản Mỹ ở phố Wall gồm các nhóm tư bản tài phiệt, tư bản công nghiệp và tư bản công nghệ cao buộc phải thỏa thuận để “bật đèn xanh” cho Donald Trump dừng cuộc không kích.
Vậy là hơn 250 triệu USD tiền mua tên lửa cùng với hơn 300 triệu USD chi phí các khoản phục vụ hậu cần cho cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp vào Syria là tiền thuế của cử tri Mỹ, Anh, Pháp đã bay vào không khí mà không đem lại lợi lộc gì trừ việc củng cố vị thế của Đảng Cộng hòa Mỹ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào mùa thu năm 2018.
4. Thủ đoạn bịa đặt, dựng chuyện về vũ khí hóa học để tạo cớ gây chiến thất bại tham hại.
Sát trước cuộc tấn công của Mỹ, Ah và Pháp, Tổng tham mưu trưởng quân đội Syria và tướng Yuri Yevtushenko, người đứng đầu Trung tâm hòa giải các bên tham chiến tại Syria đã cùng cho biết việc quân đội Syria, trong quá trình đánh chiếm các vị trí còn lại của phiến quân ở Đông Ghouta đã phát hiện một “phim trường” của Tổ chức “Mũ bảo hiểm trắng” do tình báo Anh Mi-6 điều khiển. Địa điểm được phát hiện nằm ở Saqba, thị trấn nhỏ phía Đông Ghouta. Quân đội Syria cũng tìm thấy các máy quay phim, các máy tính dùng để dựng phim, thiết bị thu âm cùng các thiết bị sản xuất phim ở hiện trường. Chính những thước phim này đã được tình báo Anh tung lên mạng và trở thành cái gọi là “bằng chứng” về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học và được dùng làm cái cớ để phát động chiến dịch không kích chống Syria ngày 14-4-2018.
Trong cuộc chiến ở Syria, đặc biệt là ở Aleppo, công luận trên thế giới được biết đến bản chất hai mặt của các thành viên tổ chức “Mũ bảo hiểm trắng”. Các thành viên của tổ chức này núp dưới danh nghĩ một tổ chức nhân đạo nhưng ban ngày thì đi cứu trợ, còn ban đêm thì đi bắt cóc, cướp bóc và giết người, gây rối loạn ở hậu phương của quân đội Syria.
Không những thế, lần theo lời khai của một số nhân viên người Anh trong tổ chức “Mũ bảo hiểm trắng”, ngày 13-4-2018, Quân đội Syria và quân cảnh Nga đã phát hiện tại thị trấn Aftris, thuộc Đông Ghouta một xưởng sản xuẩ vũ khí hóa học của phiến quân JAI và một số phe phái khác. Các nhà chức trách Syria đã tìm thấy ở đây các thùng đựng hóa chất Clorine, nhiều trang phục và mặt nạn phòng hóa, các phương tiện pha chế hóa chất. Cũng trong tòa nhà này, quân cảnh Syria còn tìm thấy hàng trăm viên đạn súng cối các cỡ 61 mm, 82 mm và 120mm cùng hàng loạt đạn hỏa tiễn đất đối đất tầm ngắn đường kính 180 mm.
Tất cả những hình ảnh này được lập tức trình chiếu công khai trên kênh truyền hình của hãng thông tấn Syria SANA, các kênh truyền hình của Nga RT, Sputnik. Tuy nhiên, Mỹ và Anh đã ra lệnh cấm hãng truyền hình đối ngoại RT của Nga hoạt động ở nhiều thành phố lớn ở Anh và Mỹ. Có thể thấy đây là đọng thái chuẩn bị cho cuộc chiến theo lối “bịt miệng đối phương lại mà đánh”. Thủ đoạn này đã từng diễn ra trong Chiến tranh Việt Nam khi Richard Nixon đã ra lệnh cho máy bay B-52 Mỹ đánh phá hủy diệt Trạm phát sóng Mễ Trì của Đài Tiếng nói Việt Nam lúc rạng sáng ngày 19-12-1972. Tuy nhiên, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chuyển sang trạm phát song dự bị và đã lên tiếng trở lại chỉ sau 9 phút ngừng phát sóng, đánh bại thủ đoạn “bịt miệng đối phương lại mà đánh” của đế quốc Mỹ.
Điều này là một trong hai lý do thúc đẩy Mỹ và Anh phải sớm phát động không kích. Ngoài việc gây sức ép đòi Syria phải thả khoảng hơn 2.000 nhân viên tình báo, cố vấn quân sự của Mỹ, Anh, Canada và Pháp, Mỹ và Anh còn có mục tiêu “xóa dấu vết”; đồng thời đổ lỗi cho Syria và cả Nga về việc sử dụng vũ khí hóa học.
Thủ đoạn đổi trắng thay đen, đánh lộn song phải trái của Mỹ và đồng minh NATO đã không thể đánh lừa dược ai khi các phóng viên của Syria và nước ngoài được mời đến thăm Trung tâm sản xuất dược phẩm Barzah ở ngoại ô phía Bắc thủ đô Damacus, nơi mà Mỹ cho rằng Syria đang sản xuất vũ khí hóa học. Đích thân ông Giám đốc Trung tâm Shaeed Shaeed và nhiều nhân viên khác cùng các phóng viên đến hiện trường để thực hiện một phóng sự mà không cần trang bị bất cứ một bộ đồ phòng hộ nào. Theo lời ông Giám đốc Trung tâm này, nếu thực sự có vũ khí hóa học ở đây thì tôi cùng các đồng nghiệp và các bạn (chỉ các phóng viên) đã chết chỉ sau vài phút có mặt tại hiện trường.
Điều tồi tệ cho Mỹ và phương Tây rằng Trung tâm Barzah lại chính là nơi mà Tổ chức Quốc tế cấm vũ khí hóa học (OPCW) sử dụng làm trụ sở để kiểm soát quá trình giao nộp và tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria hồi năm 2013. Việc vu khống cho một trung tâm sản xuất dược phẩm là nơi sản xuất và tang trữ vũ khí hóa học để dùng tên lửa đánh sập nó không chỉ là một sự vu cáo trắng trợn đối với Syria mà còn là một trò hề bẩn thỉu, táng tận lương tâm của các thế lực hiếu chiến Mỹ và Anh. Trong khi bị cấm vận thì Trung tâm dược phẩm Barzah là một trong số ít những cơ sở hóa dược phẩm có thể sản xuất thuốc y tế của Syria để cung cấp cho người dân trong khi chiến tranh, bom đạn liên miên. Vụ việc làm mọi người nhớ đến trận bom B-52 rải thảm của không quân Mỹ đã tàn phá Bệnh viện Bạch Mai của Việt Nam vào đêm 21 rạng ngày 22-12-1972.
5- Hiệu quả quá kém cỏi và thiệt hại lớn của Mỹ trong cuộc tấn công.
Trong “Chiến dịch Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng Chạm năm 1972 đã làm cho không quân Mỹ thiệt hại tới 17% số lượng máy bay tham chiến bao gồm cả những chiếc bị bắn rơi lẫn những chiếc đã về được căn cứ nhưng không thể cất cánh trở lại. Cùng với nó là 43 phi công B-52 Mỹ có đi không về, 33 phi công bịn bắt làm tù binh. Số còn lại được đặc nhiệm của không quân Mỹ giải cứu. Số lượng máy bay B-52 bị loại khỏi vòng chiến đấu lớn đến mức tờ báo News Week (Tuần tin tức) của Mỹ số ra ngày 8-1-1973 đã bình luận: “Nếu cứ đưa B-52 đi đánh một loạt trận thông thường ở Bắc Việt Nam mà mỗi trận lại thiệt hại như mức đọ vừa qua thì chẳng cần phát là một thiên tài toán học cũng tiên đoán được rằng rốt cuộc, Mỹ sẽ mất hết B-52”.
Trong cuộc chiến ở Syria, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ dùng tên lửa Tomahawk để không kích Syria. Nhằm “xoa dịu nỗi đau” khi hàng trăm cố vấn quân sự Mỹ và phương Tây bị quân đội Syria bắt sống tại Aleppo hồi mùa xuân năm 2017, Mỹ đã sử dụng 59 quả tên lửa Tomahawk tấn công sân bay quân sự Al Shayrat. Tuy nhiên, chỉ có 23 quả đến đích, phá hủy 6 máy bay quân sự, 2 khẩu đội pháo phòng không, 2 kho chứa bom đạn và nhiên liệu. Còn lại 36 tên lửa Tomahawk đã “mất tích”. Người Nga không nó gì về việc này nhưng giới quan chức quân sự Mỹ thì “lạnh gáy” khi biết rằng chúng đã bị bắn rơi trên hành trình.
Trong cuộc không kích bằng tên lửa vào Syria ngày 14-4-2018 vừa qua, Mỹ có sự tham gia giúp sức của Anh và Pháp. Tổng cộng đã có khoảng 110 quả tên lửa được phóng đi gồm các loại Tomahawk của Mỹ, Storm Shadow của Anh và SCALP của Pháp. Mặc dù có rất nhiều mục tiêu được đánh dấu trên bản đồ tác chiến của liên quân Mỹ - Anh - Pháp nhưng những kết quả đạt được lại rất kém cỏi.
Theo trung tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy các lực lượng tình báo không ảnh (IMGSIGN) của Bộ Chỉ huy Trung tâm (Mỹ), Khu vực bị thiệt hại nặng nhất là Trung tâm hóa-dược phẩm Barzah phía Bắc thủ đô Damascus. 6 quả tên lửa Tomahawk, 4 quả tên lửa Storm Shadow và 3 quả tên lửa SCLAP đã rơi xuống vị trí này, phá hủy toàn toàn trung tâm này.
Mục tiêu tiếp theo là kho quân sự Him Shinshar tại thành phố Homs đã bị 9 quả Tomahawk, 8 quả Storm Shadow và 2 quả SCALP tấn công. Mục tiêu thứ ba là hầm ngầm quân sự Him Shinshar CW, nằm cách khu kho quân sự Him Shinshar 7 km đã bị trúng 7 quả tên lửa SCALP. Tất cả chỉ có vậy. Chúng ta biết được rằng Anh và Pháp chỉ cử mỗi nước một biên đội máy bay chiến đấu gồm 4 chiếc mỗi biên đội tham gia cuộc không kích và mỗi máy bay Tornado (của Anh) và Raffale (của Pháp) chỉ có thể mang 3 tên lửa hành trình thì coi như tất cả các tên lửa của Anh và Pháp đều đến mục tiêu. Vậy thì các quả tên lửa Tomahawk còn lại trị giá mỗi quả 2,5 triệu USD (phiên bản tăng cường) bay đi đâu ? Lần này, người Mỹ đã không dám nói gì thêm.
Trong khi đó thì tướng Igor Konachenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga xác nhận lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ 71 tên lửa của đối phương. Điều đặc biệt là Nga “không trực tiếp tham chiến”. Còn lực lượng phòng không Syria thì cũng chưa phải dùng đến những vũ khí đắt tiền như S-300PMU2, S-400Triumf và các tổ hợp pháo-tên lửa Panlsir -1S để chiến đấu. Vũ khí mà Syria đã sử dụng để chống lại cuộc không kích là các loại tên lửa mà Mỹ và phương Tây cho là lạc hậu như S-125 Pechora, S-200D Dubna, Buk-1/2M, 9K33 Osa, 2K12 Kvadrat và kể cả hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka.
Tỷ lệ thiệt hại tới trên 65% phương tiện bay tấn công là tỷ lệ thiệt hại chưa từng có trong một trận tập kích đường không trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Nên nhớ rằng suốt 12 ngày đêm cuối tháng Chạp năm 1972 ở miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ chỉ chịu thiệt hại tới 17% các phương tiện bay tấn công chủ yếu là các máy bay B-52. Thế nhưng tỷ lệ ấy đã làm cho Richard Nixon không chịu nổi và phải dừng cuộc tập kích. Còn trong ngfay 14-4-2018, tỷ lệ thiệt hại tới 65% dù không kèm theo thiệt hại về người cũng đủ để cả Nhà Thắng, cả Lầu năm Góc, cả Điện Capitol, cả Điện Élyser và Số 10 phố Downing phải rung chuyển. Và điều không thể khác ắt sẽ diễn ra, Mĩ và đồng minh Anh – Pháp phải dừng cuộc tấn công sau khi tuyên bố vớt vát rằng đã “dạy cho Syria một bài học”.
Tuy nhiên, trên thực tế thì giống như ở Việt Nam 46 năm trước, những kẻ đi dạy bài học cho người khác đã bị những người bị dạy học dạy lại cho một bài học nhớ đời !

1 nhận xét: