Trước khi Tuần lễ Cấp cao APEC được khai mạc, trên
nhiều trang mạng, tờ báo hải ngoại, xuất hiện không ít thông tin mang tính kích
động về câu chuyện, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam . Những luận điệu lạc lõng ấy muốn
nhân sự kiện quốc tế lớn này để đốt lên ngọn khói xuyên tạc về câu chuyện dân
chủ, nhân quyền, hạ thấp vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong lãnh đạo
phát triển đất nước. Nhưng sự thật về một kỳ APEC rất thành công khiến âm mưu ấy
bị thất bại.
Với việc sử dụng hai chiêu bài này, các thế lực thù địch tiến hành
rất nhiều thủ đoạn nguy hiểm. Trước hết, họ vu cáo, xuyên tạc, bóp méo
tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân
chủ tư sản phương Tây. Họ cho rằng, chế độ xã hội ở Việt Nam là độc tài,
toàn trị. Coi APEC là một cơ hội tốt để “la làng” như thường thấy, Tổ chức theo
dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch-HRW) gây sự chú ý bằng việc đưa ra tới
danh sách 105 blogger và “nhà hoạt động nhân quyền” mà tổ chức này cho là Việt
Nam đang giam giữ, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), Trần
Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Xuân. HRW đã cố tình quên rằng những đối tượng
này đều vi phạm pháp luật Việt Nam, bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước,
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền chứ không phải là những “nhà hoạt động vì quyền
lợi đất đai”, “nhà hoạt động vì môi trường” hay “nhà hoạt động nhân quyền”. Tổ
chức này kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế dự APEC can thiệp để Việt Nam ngay lập tức
thả tự do cho 15 trường hợp.
Những
lời kêu gọi trên không nhận được sự ủng hộ của truyền thông quốc tế và công luận
nhưng một số bài trên trang Youtube vẫn tiếp tục chiêu thổi phồng
sự việc. Ngay như bài trả lời phỏng vấn của một giáo sư tại Hoa Kỳ nói về APEC
không đề cập nhiều đến vấn đề nhân quyền nhưng vẫn được đăng với tiêu đề “Quốc
tế kêu gọi tẩy chay hội nghị APEC vì Việt cộng đàn áp nhân quyền”. Lố bịch hơn,
họ còn bịa ra chuyện Tổng thống Donald Trump “dằn mặt” Việt Nam vì vi phạm
nhân quyền.
"Gậy
ông đập lưng ông", trong phần phản hồi bình luận, nhiều bạn đọc thẳng thắn
phê phán trò đưa tin kiểu “xàm láo”, bịa đặt đó. Họ chỉ ra rõ chẳng có “quốc tế”
nào kêu gọi tẩy chay APEC mà thực tế tại APEC, chương trình nghị sự bàn nhiều vấn
đề thiết thực và những thông tin sai sự thật trên đã không được quan tâm.
Trả
lời một tờ báo hải ngoại, ngay cả Giáo sư Ngô Vĩnh Long ở Hoa Kỳ, cũng thừa nhận
thực tế, không có chuyện Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp vấn đề nhân quyền tại
APEC. Ngược lại, trong bài phát biểu của mình tại APEC, Tổng thống Hoa Kỳ đã
ghi nhận nhiều thành tựu, nỗ lực của Việt Nam vì quyền con người. Ông nói:
“Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa. Chúng ta là bạn. Và thành phố cảng
này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu, thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về.
Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham
quan, tận hưởng, những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ, cũng như những nét
quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng... Đầu thập niên 1990, gần một nửa người dân
Việt Nam
sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu
điện. Ngày nay, Việt Nam ,
với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người
trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng!
Để đẩy lùi trò lừa đảo nguy hiểm. Trong
những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, việc lợi dụng
dân chủ, nhân quyền vẫn là chiêu bài được các thế lực bên ngoài triệt để lợi dụng
nhằm gây mất ổn định, can thiệp sâu vào nội bộ của ta. Để nâng cao hiệu quả
công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này, thời gian tới, cần thực hiện
tốt những vấn đề sau:
Một
là, công tác phòng, chống hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền xâm phạm an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nước ta luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng; sự quản lý, điều hành của Chính phủ nhằm
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai công tác phòng ngừa,
đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tôn giáo chống phá Việt Nam từ cấp cơ sở. Nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò công tác bảo vệ và đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng nhân quyền chống phá ta, coi đó là trách nhiệm
của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân để huy động sự tham gia của cả xã hội
trong công tác này.
Hai là, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng và
hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền
con người đi đôi với việc kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy
quyền dân chủ của nhân dân trên cơ sở pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, góp phần xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở bảo đảm
thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn
giáo ở địa phương. Tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản; kiểm soát chặt
chẽ an ninh thông tin, quản lý internet, tích cực đấu tranh ngăn chặn việc tán
phát tài liệu, tin tức xuyên tạc, thù địch về dân chủ, nhân quyền ở nước
ta.
Ba
là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo
đảm quyền con người ở Việt Nam .
Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng
thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế,
kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, góp
phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ,
nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng can thiệp nội bộ nước ta.
Bốn
là, chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi
dụng dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch để triển khai những biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh. Kịp thời phát hiện, phối hợp giải quyết dứt điểm các mâu
thuẫn, khiếu kiện, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan,
vượt cấp. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền phải tính
toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại
theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo, linh hoạt về phương pháp,
tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế,
kiên quyết không làm phức tạp thêm tình hình, không sơ hở để địch lợi dụng vu
cáo, xuyên tạc.
Năm
là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo…
kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí,
đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo nhằm góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người
dân trên cơ sở pháp luật; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định
ANCT-TTXH. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế và các khuyến nghị về
nhân quyền mà Việt Nam
đã chấp thuận. Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền với các quốc
gia, tổ chức quốc tế quan tâm vấn đề này ở nước ta.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa