Nghiên cứu lịch sử nhân loại, ai
cũng biết rằng, sự xuất hiện của quân đội gắn liền với chính trị, với sự ra đời của nhà nước và chiến
tranh; không thể có và không bao giờ có quân đội trung lập, đứng ngoài chính
trị.
Về bản chất, quân đội
bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, nhà nước và đảng phái chính
trị, do nhà nước, đảng phái chính trị nuôi dưỡng, sử dụng để tiến hành đấu
tranh vũ trang, thực hiện mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước đã tổ chức
ra và nuôi dưỡng nó.
Trong chế độ tư bản
chủ nghĩa, quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp tư sản có nhiệm vụ bảo vệ
nhà nước tư sản và lợi ích của giai cấp tư sản.
Hiện nay, các nước tư
bản chủ nghĩa thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cuộc đấu
đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái
chính trị tư sản diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp.
Quan điểm: “quân đội
chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” được
những người đứng đầu các đảng phái chính trị tư sản ra sức cổ vũ tán đồng.
Thực chất các đảng phái chính trị tư sản muốn quân đội phải đứng ngoài cuộc đấu
tranh chính trị tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước của các
đảng phái chính trị tư sản.
Có thể hiểu rõ hơn
nhận định này từ thực tiễn tranh giành quyền lực của Thái Lan hơn 70 năm qua
với việc quân đội đã thực hiện 19 lần đảo chính và âm mưu đảo chính.
Ở các nước tư bản
phát triển như Anh, Pháp, Mỹ..., quân đội không chỉ được dùng vào việc bảo vệ
độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc; mà còn được dùng vào việc lật đổ, can
thiệp quân sự, xâm lược các quốc gia khác nhằm mục tiêu chính trị là dựng lên ở
nơi chúng đến các chính phủ thân phương Tây, có lợi cho phương Tây.
Thực tế chỉ ra rằng,
từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ liên tục can dự vào đời sống chính trị của
nhiều nước có độc lập chủ quyền kể cả tiến hành chiến tranh ở Nam Tư, Afghanistan,
Iraq, Libya, Syria...
Rõ ràng, nhìn vào
thực tiễn lịch sử thế giới cho thấy, quân đội của các nước tư bản không bao giờ
“trung lập về chính trị”.
Ở các nước có chế độ
đa đảng chính trị thì đảng nào khi cầm quyền cũng đều tìm mọi cách để nắm giữ
quân đội và triệt để sử dụng quân đội để bảo vệ lợi ích của mình.
Sự kiện Tổng thống
Liên bang Nga B.Yelsin đã dùng quân đội nã pháo vào tòa nhà quốc hội ngày
4/10/1993, nơi đang có những người chống đối B.Yelsin ẩn nấp để giải quyết sự
đối đầu và mâu thuẫn giữa ông ta với quốc hội đã nói lên điều đó.
Bài học xương máu rút
ra từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là bất luận
trong điều kiện hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản cũng không được rời bỏ nguyên tắc
xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin; tuyệt đối không được
mắc sai lầm trong việc xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân
đội; không được để quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa.
Thực tiễn không chỉ
là cơ sở, nền tảng của nhận thức, mục đích của nhận thức mà còn là tiêu chuẩn
để kiểm tra chân lý.
Hẳn là những người
cuồng nhiệt đòi “phi chính trị hóa” quân đội ở nước ta không phải là không biết
câu chuyện nêu trên. Thực tiễn đã và đang bác bỏ những sai lầm của họ vì nó rất
phi lý, nhảm nhí.
Chỉ có những kẻ vì lợi ích đen tối của riêng bản thân mình mới đặt điều bôi nhọ lợi ích của Đảng và nhân dân mà thôi.
Trả lờiXóa