Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Chống tham nhũng là không có “vùng cấm”


 Lịch sử cho thấy, chưa bao giờ cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lại nóng bỏng như hiện nay. Qua các nguồn thông tin chúng ta đều biết có rất nhiều vụ án lớn nhỏ được phanh phui và xử lý, đặc biệt là những vụ án lớn mà chúng ta vẫn gọi là “đại án”. Trong đó có những cán bộ đảng viên đang giữ hoặc từng giữ những vị trí, chức vụ rất cao trong đảng và chính quyền. Lợi dụng vào thực tế đó đã có những ý kiến cho rằng “Đảng ta đang lợi dụng chống tham nhũng để thực hiện cuộc thanh trừ những bè phái đối trọng trong đảng”. Thật chưa thỏa đáng, nếu nhìn vấn đề phiến diện, thiếu lịch sử và tôn chỉ chung của Đảng. Để làm rõ hơn sự quyết tâm của Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng, tác giả xin đưa ra một số vấn đề để làm rõ hơn về quyết tâm đó.
Tham nhũng gắn liền với chế độ tư hữu, nước ta đang qua độ lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu có cả sử hữu tư nhân. Có tư hữu thì ắt có tham những, tùy vào từng thời kỷ lịch sử mà biểu hiện của tham nhũng cũng khác nhau. Sự biến đổi về kinh tế - xã hội ở nước ta đã đem lại những thành tựu vô cùng to lớn, như đi cùng với nó là những hệ lụy từ chính cơ chế thị trường mang lại. Khoảng trống của sự biến đổi đó đã tạo ra những khe hở trong quản lý để xuất hiện những hành vi tham ô, tham nhũng hết sức tinh vi. Như vậy, không phải trước đây vì lý do nào đó mà Đảng ta chưa làm hay không giám làm, mà chúng ta chưa phát hiện ra hoặc chưa có một hệ thống pháp luật, nguyên tắc đồng bộ đủ mạnh để thực hiện. Qua theo dõi khi xử các vụ án ta thấy, những hành vi tham nhũng trong điều kiên mới hết sức tinh vi, sự cấu kết có tính hệ thống và được ngụy trang hết sức khóe léo, ẩn sâu trong đó là biểu hiện của lợi ích nhóm.
Những hành vi tham nhũng qua các vụ án lớn nhỏ cho thấy, các đối tượng vi phạm trên không chỉ làm thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân, tạo ra những nhân tố kìm hãm sự phát triển của đất nước, mà quan trong hơn cả chính những con người đó đã phai nhạt lý tưởng của Đảng, làm mất dần đi lòng tin của quân chúng nhân dân với Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Vì lợi ích nhóm mà đã tạo bè, kéo cánh trong Đảng, trong tổ chức để bảo vệ lợi ích cho mình.

Với phương châm trong chống tham nhũng là không có “vùng cấm”, không loại trừ bất cứ đối tượng nào, để góp phần làm trong sạch trong Đảng, củng cố, giữ vững niềm tin đối với nhân dân và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Như vậy, nếu có thanh trừ thì Đảng ta đang thực hiện thanh trừ, là loại bỏ những phần tử cơ hội, phai nhạt lý tưởng của Đảng, đi ngược với lợi ích của nhân dân cũng như lợi ích quốc gia dân tộc, loại bỏ những con “sâu” con “mọt” ra khỏi bộ máy nhà nước của Đảng. Nếu chống tham nhũng để loại bỏ những phái “đối trọng” thì đó là cuộc chiến loại bỏ những đảng viên thái hóa, biến chất, kéo bè, kéo cánh liên kết với nhau vì lợi ích nhóm để đục khoét tiền của của nhân dân, phải loại bỏ ra khỏi tổ chức đảng những nhóm người đi ngược với tôn chỉ của Đảng, chỉ có như vậy mới thực hiện được, Đảng là người lãnh đạo, người đầy tớ, người bảo đảm mọi lợi ích của nhân dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

1 nhận xét:

  1. Chống tham nhũng là phải vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng.

    Trả lờiXóa