Tây Bắc là vùng miền núi,
biên giới, Có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, chủ yếu
là người Việt, Thái, Tày, Dao, Mường, Nùng,
Mông... Trước năm 1986 đồng bào các dân tộc Tây Bắc chủ yếu theo tín ngưỡng dân
gian, thờ cúng tổ tiên và có 2 tôn giáo chính là Công giáo và Phật giáo. Từ năm
1986 đạo Tin lành được truyền bá vào địa bàn và phát triển hết sức phức tạp.
Hiện nay, địa bàn Tây Bắc có 3 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo và Tin
lành.
Ngoài 03 tôn giáo trên đã
xuất hiện nhiều tà đạo khác như: Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Thanh Hải Vô Thượng Sư,
Long Hoa Di Lặc, Tiên Rồng .v.v.
Nhìn chung, hoạt động của
các tôn giáo những năm qua cơ bản chấp hành đúng chủ trương, chính sách của
Đảng, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, thực hiện
đời sống “tốt đời đẹp đạo”, “kính chúa yêu nước”, “đạo pháp dân tộc và chủ nghiã
xã hội”. Có xu hướng hài hòa giữa các tôn giáo, đây là yếu tố cơ bản chi phối
tới mọi hoạt động của các tôn giáo. Đa số các tín đồ, chức sắc tôn giáo đều
phấn khởi hưởng ứng công cuộc đổi mới của Đảng, có đóng góp không nhỏ trong
thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội ở các địa phương.
Tuy nhiên, hiện tượng di dịch
cư tự do, truyền đạo trái phép làm cho tình hình an ninh, chính trị ở một số nơi,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng, hiện
nay chúng dùng các thủ đoạn sau:
Đòi lại đất đai, cơ sở thờ
tự cũ; cơi nới, xây mới nhà thờ, nhà nguyện, chùa chiền, đền, miếu; hoạt động của
các chức sắc tôn giáo không xin phép chính quyền địa phương có chiều hướng gia
tăng; tổ chức các ngày lễ với quy mô lớn hơn gắn với các hoạt động từ thiện, xã
hội nhằm thu hút tín đồ. Đạo Công giáo đang có chủ trương phát triển tín đồ lên
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khôi phục lại các vùng đã khô, nhạt đạo, hỗ trợ
kinh phí xây dựng nhà thờ như các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu.
Hoạt động đạo tin lành trái
pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn biến phức tạp, gắn liền với
di dịch cư tự do. Các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để
tập hợp quần chúng nhằm chống phá chính quyền từ cơ sở. Sau khi chính quyền các
cấp triển khai Chỉ thị 01/CT- TTg về việc đăng ký điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo,
số lượng quần chúng đăng ký sinh hoạt tăng nhanh, số đồng bào trước đây đã bỏ
đạo, khô đạo, nhạt đạo đang có xu hướng xin quay lại. Đối tượng trưởng, phó
nhóm được phong chui hoặc tự tấn phong kích động quần chúng đòi các cấp chính
quyền cho đăng ký rộng rãi, xây dựng nhà nguyện…v.v. Các tổ chức quốc tế dưới
danh nghĩa hoạt động từ thiện, nhân đạo, tổ chức phi chính phủ (NGO) tăng cường
đến các vùng đang có truyền học đạo tin lành để hỗ trợ, chỉ đạo các trưởng giáo
hạt địa phương, trưởng nhóm hoạt động lôi kéo quần chúng. Riêng đạo Tin lành
được truyền chủ yếu vào đồng bào Mông và đồng bào Dao và đã xâm nhập vào một số
cán bộ, đảng viên cơ sở. Ngoài ra chúng còn lập các chức danh Bí thư đạo, Chủ tịch đạo, phụ nữ đạo…Hình thức tuyên
truyền của một số đối tượng cầm đầu rất tinh vi, công khai bất chấp pháp luật,
bất chấp lời giải thích của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ; chúng tuyên truyền
“cán bộ nói ta cứ nghe, việc ta làm ta cứ làm”. Phương thức thủ đoạn tuyên
truyền bằng 3 con đường: gián tiếp qua đài phát thanh nước ngoài; thông qua bưu
chính viễn thông; thông qua đối tượng cầm đầu và một số phần tử phản động trong
Hội thánh tin lành miền Bắc (số 2 - Ngõ Trạm - Hà Nội); hình thức tuyên truyền
là đến trực tiếp các gia đình, thôn bản, gặp từng người và thông qua băng đĩa
hình…
Hoạt động của các tà đạo cũng
diễn ra sôi động, phức tạp, những tà đạo đó thực chất là sự vay mượn giáo lý
của một số tôn giáo, mang nặng tính mê tín dị đoan, động cơ vụ lợi, gây tác
động xấu đến đời sống văn hóa xã hội.
Tình hình trên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự xã hội trên một số địa bàn ở cơ sở,
đến cuộc sống sinh hoạt của một bộ phận dân cư, hoạt động quân sự - quốc phòng
và xây dựng Lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Do tính đặc thù của các
hoạt động lợi dụng tôn giáo trên địa bàn Tây Bắc nên phải tiến hành đồng bộ các
giải pháp trên cơ sở sức mạnh tổng của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội
và lực lượng vũ trang. Trong những năm tới cần tập trung vào một số giải pháp cơ
bản sau:
Một là,
Phải tạo ra bước chuyển
biến căn bản, toàn diện trong đổi mới nội dung, phương thức giáo dục, vận động
quần chúng.
Tổ chức học tập, tuyên truyền,
vận động đồng bào có đạo, nhận thức và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Giáo dục
cho cho đồng bào nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn
đề tôn giáo, vấn đề dân chủ, nhân quyền nhằm thực hiện “Diễn biến hoà bình” lật
đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; giáo dục tinh thần thường xuyên cảnh giác,
chủ động phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở các cấp, các ngành và ở mỗi người
làm thất bại hoạt động phá hoại của kẻ thù.
Căn cứ vào tình hình hoạt động
cụ thể của các loại hình tôn giáo trên từng địa bàn để lựa chọn các hình thức,
phương pháp giáo dục, tuyên truyền cho phù hợp. Tăng cường tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tuyên truyền nhỏ lẻ trong từng gia
đình, dòng tộc, làng bản. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng như: hội
Nông dân, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, đặc biệt là đội công tác 123 của quân
khu 2 thực hiện bốn cùng để củng cố cơ sở, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp
hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo.
Thường xuyên nắm chắc tình hình, tâm tư nguyện
vọng của quần chúng có đạo nhận rõ đâu là nhu cầu nguyện vọng chính đáng, đâu
là vấn đề các thế lực thù địch lợi dụng đồng bào tôn giáo để chống phá cách
mạng, chống mọi biểu hiện kì thị, mặc cảm, xa lánh. Trong xử lý vụ việc có liên
quan đến tôn giáo cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, đặt dưới sự lãnh
đạo, chỉ huy thống nhất của cấp uỷ, chính quyền, sử dụng các biện pháp mềm dẻo,
kiên trì, tế nhị, không manh động, lấy biện pháp đấu tranh chính trị là chủ
yếu, lấy công tác vận động quần chúng cảm hoá thuyết phục là cơ bản; tranh thủ
sự đồng tình ủng hộ của chức sắc, chức việc và quần chúng tín đồ tích cực, kết
hợp việc vạch trần âm mưu thủ đoạn của các đối tượng cầm đầu cực đoan, kiên
quyết xử lý theo đúng hiến pháp, pháp luật quy định không để lây lan kéo dài,
giữ vững ổn định chính trị.
Hai
là, Tăng cường công tác
bồi dưỡng nghiệp vụ về tôn giáo.
Thực tiễn tiến hành công tác
tôn giáo của cán bộ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo chỉ huy ở các đơn vị lực lượng
vũ trang, cán bộ ở chính quyền cơ sở trong thời gian qua đã bộc lộ yếu kém nhất
là kiến thức tôn giáo quá ít, việc nắm và phân biệt giữa các tôn giáo chưa chắc,
một số lễ nghi tôn giáo gọi chưa chính xác, chưa biết cụ thể nội dung của từng
lễ nghi do đó chưa phân biệt được người ta chấp hành đúng hay không đúng. Từ thực
tế đó, để nâng cang cao hiệu quả công tác tôn giáo đòi hỏi tiếp tục mở các lớp
tập huấn tại các cụm xã, để giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, cán
bộ mặt trận và đoàn thể thực hiện tốt vai trò tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác tôn giáo tại cơ sở. Đồng thời chủ động phối hợp cơ quan đơn vị cử
cán bộ đi học chuyên sâu về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Tăng cường tổ chức các lớp
bồi dưỡng, học tập kiến thức cho các vị chức sắc, chức việc trong các tôn giáo
về Quốc phòng - An ninh nhằm làm chuyển biến nhận thức, ý thức trách nhiệm góp
phần củng cố lòng tin của đồng bào có đạo đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ
nghĩa, làm tròn bổn phận tín đồ.
Ba là, Tăng cường công tác quản
lý nhà nước về tôn giáo.
Quản lý nhà nước về tôn giáo
là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tôn giáo. Vì vậy, hiệu quả của công tác
quản lý về tôn giáo có liên quan rất lớn đến công tác tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta. Trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo của công dân; các tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, bình đẳng trước pháp luật; đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động, sinh hoạt tôn giáo; giải quyết kịp thời nhu cầu chính
đáng, các khiếu nại của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; tăng cường kiểm tra việc
sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký với chính quyền cơ sở; không để xảy ra điểm nóng
về tôn giáo.
Ở những địa bàn trọng điểm,
vùng sâu, vùng xa nhất thiết phải duy trì lực lượng Công an và Quân đội. Thông
qua lực lượng này giúp địa phương thực hiện công tác dân vận, đồng thời nắm tình
hình địa bàn, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xử lý kịp thời, chính xác các tình
huống có thể xảy ra. Tuy nhiên phải có sự phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, quyền
hạn của từng tổ chức, từng lực lượng trong thực hiện công tác này.
Bốn
là, Phát triển kinh tế -
xã hội và củng cố hệ thống chính trị ở vùng có tôn giáo.
Cần tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Coi trọng nâng cao chất
lượng toàn diện của hệ thống tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần
chúng ở các địa phương. Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên,
người tiêu biểu, cốt cán tại các thôn, bản. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng và
có kế hoạch bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ, năng lực
công tác cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt như: Bí thư, Chủ tịch
xã, Xã đội Trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên người dân tộc thiểu số. Đồng thời phải
có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ cán bộ này. Kịp thời giải quyết
những phát sinh từ cơ sở, không để kẻ địch cài cắm lực lượng phá hoại an ninh
chính trị - xã hội ở địa phương. Kiên quyêt xử lý những cán bộ thoái hoá, biến
chất để củng cố lòng tin trong nhân dân.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa