Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ SỰ LỰA CHỌN DUY NHẤT ĐÚNG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM


Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đây là vấn đề trung tâm, cốt lõi trong đường lối cách mạng nước ta; nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng... của Đảng ta. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề rất rộng lớn và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và hiện vẫn còn không ít nội dung phải tiếp tục nghiên cứu, cắt nghĩa, lý giải, trả lời, cả trên định hướng chung cũng như trên định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, cách mạng việt nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Hàng loạt phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến và tiểu tư sản đều bị dập tắt và đều chịu chung số phận thất bại. Như các cuộc khởi nghĩa của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, nguyễn Thái Học… Với tinh thần yêu nước nhiệt huyết, không sợ khó khăn gian khổ, không tiếc xương máu để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhưng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại bởi thiếu  một sự dẫn dắt của đường lối chính trị đúng đắn. Trước tình cảnh nước mất nhà tan, với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước cứu dân tộc. Người đã đi khắp năm châu bốn biển, trải qua bao gian khó, phải chịu cảnh đói nghèo, và Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn nhất: Muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới ra khỏi ách nô lệ.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: con đường cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn đó chính là sự chọn của dân tộc ta, của nhân dân Việt Nam, của giai cấp công nhân, phù hợp xu thế thời đại mới thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sự vận dụng sâu sắc luận điểm của Mác “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” và lý luận của Lênin về điều kiện bỏ qua một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội trong sự phát triển tuần tự của nó. Đó chính là: 1). Chế độ xã hội định xây dựng đã trở thành hiện thực trên thế giới và chế độ xã hội định bỏ qua đã trở lên lạc hậu; 2). Có sự giúp đỡ của nhân dân các nước tiến bộ; 3). Có chính đảng cách mạng tiên phong, đủ sức lãnh đạo công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới; 4). Có sự đồng lòng, tích cực cách mạng của nhân dân trong nước. Quán triệt và vận dụng lý luận đó, HCM đã tuyên truyền vận động truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đồng thời tổ chức thành lập Đảng cách mạng của giai cấp cong nhân. Trên cơ sở tư tưởng của Người, chính cương và sách lược vắn tắt, sau đó là cương lĩnh 1930 của Đảng ta lần lượt ra đời vạch ra đường lối đúng đắn cho cách mạng việt nam. Đó là con đường bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội qua hai giai đoạn cách mạng. Đường lối cách mạng đó đã đặt nền móng cho sự tiếp tục làm rõ và phát triển hơn nữa về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong suốt quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và nhân dân ta luôn nhận rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp đầy khó khăn, phức tạp, phải coi trọng và tuân thủ các quy luật khách quan, không thể nóng vội, chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. Từng bước nhận rõ hơn về nền kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể trong phát triển  sản xuất…con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được chứng minh bằng những thắng lợi to lớn và phong phú nó đã làm thay đổi căn bản thế và lực của dân tộc ta. Việt Nam là một quốc gia chưa trải qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cần thấy rõ con đường đi tới chủ nghĩa xã hội không phải một sớm một chiều, mà là quá trình đầy khó khăn gian khổ, phủ định chủ nghĩa tư bản, đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái, để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn. đó là xã hội chủ nghĩa.
Trong tình hình hiện nay chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại Việt Nam là một trọng điểm. Trên mặt trận lý luận tư tưởng kẻ thù cho rằng sự sụp đổ đó thì lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin không còn giá trị. Song chúng ta khẳng định tính tất thắng của chủ nghĩa xã hội, và thấy rõ sự sụp đổ đó chỉ là sụp đổ của một mô hình. Sai lầm về nhận thức và chủ quan duy ý chí. Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh thích nghi, có những biện pháp kinh tế xã hội nhằm phát triển sản xuất, đồng thời làm dịu những xung đột trong nội bộ từng nước cũng như giữa các nước tư bản với nhau. Những biện pháp đó không thể vượt qua những khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy về bản chất của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày càng bộc lộ những khuyết điểm yếu kém, tình trạng chạy đua vũ trang, phân biệt giàu nghèo, bóc lột giá trị thặng dư…vẫn là bức xúc, và những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản vẫn là nhân tố để chúng ta khẳng định loài người tất yếu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng ta vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế xã hội và học thuyết Mác- Lênin vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thấy rõ được tính đúng đắn của học thuyết. Biết vận dụng vào cụ thể đất nước ta, có nhận thức đúng đắn quá trình bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ đó kế thừa những tư liệu sản xuất của chủ nghĩa tư bản, đồng thời bỏ qua quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của tư bản chủ nghĩa.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét