Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để ứng cử làm thành viên hội đông nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026 - 2028

         Việc Việt Nam ứng cử tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ thể hiện đường lối, định hướng phát triển của Việt Nam là hết sức đúng đắn, thể hiện ở chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định những chính sách phát triển về quyền con người, lấy con người làm trung tâm. Sự điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng hết sức quyết liệt, đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở những nỗ lực, ý thức của người dân trong việc chấp hành, làm theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã kêu gọi, vận động người dân ủng hộ, tuân thủ chính sách, đồng thời đem lại quyền lợi cho người dân, bảo đảm quyền chính đáng của cộng đồng.

Đặc biệt, sự ủng hộ của quốc tế trong thời gian qua đã cho thấy, Việt Nam đang đi đúng hướng. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua chất lượng dân số Việt Nam được cải thiện nhiều mặt, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc trong năm 2023 lên vị trí 65 thế giới; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt 0,726 và thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao.

Cùng với đó, các thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những điểm sáng của Việt Nam và được quốc tế ghi nhận. Theo báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%. Ước tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao và tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo giảm từ 4%-5%,...

Tuy nhiên, một số trang mạng ở nước ngoài, blog của các tổ chức và cá nhân đã xuyên tạc tình hình Việt Nam, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam, vu cáo Việt Nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Nhiều bài viết tuyên truyền, nói xấu chế độ, chính quyền Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, xâm phạm quyền con người.

Những luận điệu xuyên tạc này đã đi ngược lại những thực tế đang diễn ra ở Việt Nam. Người dân trong nước hầu hết nhìn nhận, phân biệt được đâu là “phải trái, trắng đen” nên rất ủng hộ cơ quan pháp luật Việt Nam xử lý các trường hợp nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc tình hình Việt Nam, vi phạm luật pháp Việt Nam. Việc ta xử lý vấn đề nhân quyền là đảm bảo pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là phù hợp với các quy ước, công ước của quốc tế về vấn đề nhân quyền mà Việt Nam tham gia.

Có thể nói, việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028 đã thể hiện mong muốn của Việt Nam trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời nó cũng khẳng định rằng, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để ứng cử vào tổ chức này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét