TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM LUÔN ĐƯỢC BẢO ĐẢM
SỰ THẬT KHÔNG THỂ BÁC BỎ, XUYÊN TẠC
Hiện nay, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội thường
xuyên lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá chế độ ta. Đặc biệt Ngày 10/6/2023,
trên trang blog Đối Thoại, đối tượng Ngọc Linh Lan tân phát bài “Quyền tự do
tôn giáo và chuyện tà đạo”, với nội dung phủ nhận tinh hình tự do tôn giáo ở Việt
Nam; vu cáo Việt Nam “xâm phạm” quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân; đồng thời, yêu cầu chính quyền công nhận hoạt động của tổ chức tả đạo
“Pháp môn Diệu âm”.
Khẳng định đây là luận điệu xuyên tạc tình hình tự do,
dân chủ ở Việt Nam. Tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của
Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Đây là một trong những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến
pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, cũng như Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay khẳng định trên nguyên tắc hiến định.
Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013 đã khẳng định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật;
(2). Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Không
ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để vi phạm pháp luật”. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hai Nghị
định thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo
đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.
Thực tiễn hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức
tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với gần 26
triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Thời gian qua, Đảng, Nhà
nước luôn nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân, tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo tại Việt Nam đã đạt
được nhiều kết quả hết sức quan trọng, được dư luận trong nước và quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao.
Đảng
ta khẳng định trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Vận động, đoàn kết,
tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống "tốt đời đẹp đạo",
đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ
chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương, điều lệ được
Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn
lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và
xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước,
chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét