Đồng bào Khmer là bộ
phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam,
chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước",
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Cộng đồng các dân tộc thiểu
số Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữa nước của cả dân tộc. Bởi vậy, có thể khẳng định,
lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc gắn với lịch sử hình thành và phát
triển đất nước Việt Nam. Thời gian qua, nhiều thế lực thù địch luôn triệt để
lợi dụng vấn đề quyền của người dân tộc để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam,
trong đó phải kể đến tổ chức Khmer Kampuchea Krom.
Hiện nay, Khmer Kampuchea Krom là một tổ chức
hoạt động trên phạm vi quốc tế có xu hướng bài Việt Nam và tham gia các hoạt
động chống Đảng, chính quyền, Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này gồm nhiều đối
tượng xấu, trước nay thường xuyên vu cáo về cái gọi là "Việt Nam cướp đất
của Campuchia". Khmer Kampuchea Krom sử dụng hình ảnh 3 màu xanh - vàng -
đỏ làm biểu tượng tuyên truyền, vận động, lôi kéo, móc nối với số phần tử thù
địch, phản động trong nước với mục tiêu mặc định sự tồn tại của tổ chức trong
vùng dân tộc Khmer, tiến tới đòi quyền "dân tộc tự quyết" cho người
Khmer, lập "Nhà nước Khmer
Krom"…
Hồi tháng 7, tổ chức này còn lợi dụng việc phá
bỏ cổng chào tỉnh Trà Vinh, vốn bị hư hỏng nặng và có khả năng gây nguy hiểm
cho người tham gia giao thông để bịa đặt thông tin chính quyền không cho người
dân tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp lễ Chôl Thnăm Thmây năm 2023 và đưa
ra luận điệu xuyên tạc rằng "chính quyền người Việt muốn xóa bỏ văn hóa
của người Khmer", muốn thực hiện chính sách "đồng hóa dân tộc
Khmer".
Thậm chí, nhiều đối tượng thù địch, quá khích
còn công khai thách thức chính quyền nhân dân, treo cờ của tổ chức Khmer
Kampuchea Krom, xuyên tạc "Lịch sử vùng đất Nam bộ - Việt Nam"…
Chưa hết, chúng tiếp tục lợi dụng những người Khmer bức xúc về giải quyết tranh
chấp đất đai, lôi kéo, xúi giục họ không chấp hành sự giải quyết của chính
quyền địa phương… Gần đây, Khmer Kampuchea Krom lại tiếp tục bịa đặt về
tình hình người Khmer ở Việt Nam.
Dân tộc Khmer là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam
và được đánh giá là dân tộc sở hữu nhiều nét đặc trưng riêng biệt và độc đáo.
Thống kê cho thấy, dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập
trung ở tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An
Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long và phân bố rải rác ở một vài nơi khác.
Người Khmer có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Tiếng nói của dân tộc Khmer thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Trang phục truyền thống của người dân Khmer mang những
đặc trưng riêng về tạo hình và mặt thẩm mỹ. Nam nữ đều mặc xà rông bằng lụa tơ
tằm, người có tuổi mặc quần áo bà ba màu đen còn nam giới khá giả sẽ mặc bộ bà
ba màu trắng, khăn rằn quấn trên đầu hoặc vắt qua vai. Trong đám cưới, trang
phục của chú rể là áo xà rông có màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên
vai trái quàng chiếc khăn dài trắng. Cô dâu sẽ mặc váy màu tím hoặc màu
hồng, áo dài màu đỏ, quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống…
Đồng bào Khmer có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu
biểu là Tết đón năm mới và Lễ cúng trăng. Trong những dịp này, bà con thăm hỏi,
chúc lẫn nhau, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao. Ngoài ra, dân tộc
Khmer còn có nền âm nhạc sân khấu truyền thống Dù kê, một sự kết hợp có nguồn
gốc từ cả Ấn Độ lẫn Đông Nam Á, bao gồm các loại hình nghệ thuật như: ca, múa,
âm nhạc, vũ thuật, phục trang, hóa trang, hội họa và ẩm thực. Nghệ thuật sân
khấu Dù kê vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, vừa giúp người xem cảm nhận
được điều hay lẽ phải, nhận thức được thiện - ác, chính - tà, định hướng cho
con người. Với những giá trị đặc biệt đó, sân khấu Dù kê đã được đưa vào Danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghệ thuật trình diễn dân
gian.
Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng
Phật giáo, hệ phái Nam Tông. Di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer cũng chính
là nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp: chùa có mái cao thẳng đứng, hoa văn họa
tiết sơn vàng, hệ thống tượng Phật, thần Kabil Maha Prum, nữ thần đất, hung
thần Reahu, tiên nữ, vũ nữ Apsara, người chim, vua khỉ Hanuaman...
Như ở tỉnh Sóc Trăng, sau vài năm hoạt động, mô
hình “Sư sãi và phật tử tham gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo ANTT” đạt được
mục tiêu chung là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào dân tộc
Khmer trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, tích cực tham gia
phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Đặc biệt là từ
mô hình này, việc cung cấp cho lực lượng Công an những thông tin có liên quan
đến tình hình an ninh trật tự tại khuôn viên chùa cũng như trên địa bàn các xã,
huyện, thị xã ở tỉnh Sóc Trăng ngày càng nhanh chóng, kịp thời hơn.
Thực hiện nhất quán đường lối “Các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng, Nhà nước ta đã ban
hành hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bộ, ưu tiên bố trí nguồn lực để
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer. Việc thể chế hóa các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã được Chính phủ, các ban, bộ, ngành và các tỉnh
có đông đồng bào dân tộc Khmer thực hiện nghiêm túc, cụ thể, phù hợp với sự
phát triển chung của cả vùng và từng địa phương. Đến nay, Chính phủ ban hành
100 văn bản thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng đang triển khai thực
hiện trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 58 chính sách chung
có liên quan đến chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và 42 chính sách
riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chủ yếu là các quyết định phê duyệt
các chính sách, dự án quan trọng, toàn diện đối với vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng.
Để đấu tranh với
mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chúng ta cần có một hệ thống giải
pháp đồng bộ, phù hợp, tính khả thi cao, song trước hết, cần làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân,
nhất là đồng bào dân tộc Khmer về đường lối, chính sách nói chung, đường lối,
chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước nói riêng. Đồng thời, phát
huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh, nhận diện,
vạch mặt những kẻ có mưu đồ đen tối nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Trên cơ sở đó, đề cao truyền thống đoàn kết, yêu nước, tinh thần cảnh
giác, trách nhiệm công dân, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, sự đồng thuận
xã hội, ý thức, trách nhiệm cộng đồng, tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; chống mọi biểu hiện tư tưởng hẹp hòi, cục bộ, ly khai,… coi đó là yếu tố
quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, không
ngừng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; thực hiện nghiêm Quy chế Dân chủ
cơ sở, tạo điều kiện để đồng bào Khmer tích cực, chủ động tham gia xây
dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương; kết hợp hài hòa ba lợi ích: cá nhân, tập thể và xã hội;
huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân, phát huy dân chủ gắn liền với
giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh
cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc,
chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp
thu, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm,
đất đai, môi trường, v.v.
Ba là, tiếp
tục thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Tây Nam Bộ. Theo đó, rà soát, điều
chỉnh, bổ sung để hoàn thiện những chính sách đã có và nghiên cứu ban hành
những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển vùng trong giai đoạn mới.
Công tác dân vận cần đổi mới, tìm ra những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu
quả hơn nữa trong tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia giúp địa phương xây
dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất, xóa đói giảm
nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, phòng, chống dịch bệnh, phòng tránh, khắc
phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Thực hiện có hiệu quả các
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng -
an ninh, xây dựng nông thôn mới, định canh, định cư, tạo việc làm cho lao động
tại chỗ là người dân; hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng tín ngưỡng truyền thống
của đồng bào Khmer.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa