CƠ SỞ
KHOA HỌC NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA
Không có lý luận cách mạng
thì không có phong trào cách mạng. Đảng nhất định phải có chủ nghĩa làm cốt. Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, xuất phát từ những cơ sở khoa học sau:
Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Bất cứ một đảng chính trị
nào cũng phải lựa chọn một hệ tư tưởng nhất định làm cơ sở để tập hợp lực lượng,
thống nhất ý chí và hành động. Các chính đảng của giai cấp tư sản bao giờ cũng
lựa chọn hệ tư tưởng tư sản. Các chính đảng mácxít - đảng của giai cấp công
nhân bao giờ cũng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Đảng Cộng sản
Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động. Việc kêu gọi Đảng ta từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh thực chất là mưu đồ muốn làm thay đổi bản chất chính trị, giai cấp của Đảng,
hòng làm cho Đảng ta tự tan rã.
Hai là, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một học
thuyết khoa học và cách mạng, là vũ khí lý luận sắc bén để giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là sản
phẩm của sự kế thừa và phát triển sáng tạo những thành tựu tư tưởng loài người
về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, được bổ sung, kiểm nghiệm bởi thực tiễn
đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ngày nay, thế giới đã
có nhiều thay đổi so với thời của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Nhưng những
thay đổi đó chưa vượt ra khỏi những quy luật cơ bản mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã
khái quát. Mặc dù đã có nhiều thay đổi bên ngoài để thích nghi nhưng bản chất
bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi. Vẫn còn đó mâu thuẫn giữa
tư bản và lao động, giữa xã hội hóa lực lượng sản xuất ngày càng cao với sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất ngày càng lỗi thời, chật hẹp. Các cuộc khủng hoảng
tất yếu của chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra. Trước sự bế tắc của chủ nghĩa tư bản
trong giải quyết vấn đề công bằng xã hội, nhiều người lại tìm đọc các tác phẩm
của C.Mác. Nhà sử học người Anh Êrích Hôxbon đã nói rằng: Chính là những người
tư bản, chứ không phải ai khác, đã tái phát hiện Mác.
Ba là, nguyên nhân sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu là do
thiếu kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử đã khẳng
định, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại trong
đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức của đảng cầm quyền, bắt nguồn từ sự phản
bội những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Bốn là, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đèn soi sáng con đường giành độc lập,
tự do cho dân tộc và đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trước khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, con đường giải phóng dân tộc Việt Nam rơi vào bế tắc. Phong trào đấu
tranh của nhân dân ta nổ ra khắp nơi nhưng đều bị thất bại, bị “dìm trong bể
máu”. Hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, nông dân đều
không có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân để giải phóng dân tộc, xây dựng
xã hội mới tốt đẹp hơn. Chỉ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp cận được với chủ nghĩa Mác
- Lênin, truyền bá và vận dụng sáng tạo vào Việt Nam, tổ chức ra Đảng Cộng sản
Việt Nam thì cách mạng Việt Nam mới đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giải
phóng được dân tộc và đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trên đây là những cơ sở khoa
học cơ bản khẳng định việc lựa chọn và kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Mọi người dân Việt Nam hãy
cảnh giác với luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế
lực thù địch đối với nền tảng tư tưởng của Đảng ta, hiện thực hóa quan điểm Đại
hội XIII của Đảng: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và
thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính
trị”[1].
[1]
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQGST, Hà Nội, tr.183.
Mọi người dân Việt Nam hãy cảnh giác với luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với nền tảng tư tưởng của Đảng ta
Trả lờiXóa