Đại hội XIII xác định
nhiệm vụ: Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức
danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách
nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; thực hiện tốt
quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy
quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý
bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc
nghỉ hưu.
Cụ thể hóa nhiệm vụ
này, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều văn bản
mới liên quan đến công tác cán bộ, góp phần tích cực kiểm soát quyền lực trong
công tác cán bộ và gần đây nhất là Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác cán bộ.
Quy định số 114-QĐ/TW
được ban hành thay thế Quy định số 205-QĐ/TW, ngày
23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và
chống chạy chức, chạy quyền, do đó có sự kế thừa,
phát triển, bổ sung những nội dung để đồng bộ với các quy định mới cũng như
tình hình hiện nay về công tác cán bộ.
Ở quy định này, quyền
lực trong công tác cán bộ được chỉ rõ hơn, đầy đủ hơn, gồm các thẩm quyền của
tổ chức, cá nhân trong tất cả khâu liên quan đến công tác cán bộ như: Tuyển
dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn,
bố trí, phân công, điều động, luân chuyển, cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm
vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, tạm đình chỉ, đình chỉ chức
vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức…
Về các hành vi có nguy
cơ làm tha hóa quyền lực trong công tác cán bộ, làm sai quy trình công tác cán
bộ, Bộ Chính trị gọi chung là các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác
cán bộ, bao gồm các hành vi chạy chức, chạy quyền, hành vi lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn và những hành vi tiêu cực khác.
Bộ Chính trị quy định rõ không được bố trí người có quan hệ gia đình đồng
thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan gồm: Thành viên trong cùng ban thường
vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị. Người
đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người
đứng đầu các cơ quan nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan,
công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, tòa án,
viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương... Đây cũng chính là
một biện pháp nhận diện nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình, bịt những kẽ hở
có thể dẫn đến nguy cơ tha hóa quyền lực trong công tác cán bộ, ngăn chặn tình
trạng lạm quyền, lộng quyền, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực.
Như vậy có thể thấy, quy định mới đã phản chiếu những bài học kinh nghiệm
từ việc thực hiện công tác cán bộ và vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác
cán bộ thời gian qua.
Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên
Vì vậy, trong hoạch định chính sách, pháp luật cần quy định cụ thể phạm vi
trách nhiệm của từng thiết chế, từng người có thẩm quyền, nhất là người đứng
đầu, người có thẩm quyền quyết định trong công tác cán bộ; quy định rõ phương
thức, cách thức kiểm soát giữa các thiết chế, cơ quan, người có thẩm quyền
trong việc bảo đảm tính khách quan, trung thực, tuân thủ pháp luật trong quá
trình thực hiện các bước, các quy trình, ra các quyết định về công tác cán bộ.
Để thực hiện hiệu quả Quy định 114-QĐ/TW, Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ
chức đảng, tập thể lãnh đạo của địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt
và căn cứ tình hình thực tiễn cụ thể hóa theo thẩm quyền để thực hiện nghiêm
quy định này; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát và hằng năm báo cáo cấp
trên trực tiếp kết quả thực hiện.
Có thể thấy, cùng với việc không ngừng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong cả nước nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự
trong sạch, vững mạnh, Đảng ta ngày càng quyết tâm cao phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong công tác cán bộ. Bởi cán bộ là gốc của mọi công việc. Muôn việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.
Đất nước đang trong giai đoạn phát triển mới với rất nhiều thời cơ và thách
thức luôn đan xen, đòi hỏi cán bộ các cấp phải có tài, có đạo đức cách mạng,
dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung của đất nước, vì cuộc sống của nhân dân.
Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Quy định 114-QĐ/TW và các quy định
của Đảng về công tác cán bộ sẽ được thực hiện quyết liệt nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược thật sự có phẩm chất, năng lực, uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ như Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra./.
Tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ; do đó phải chống tham những triệt để.
Trả lờiXóa