Hoạt động tôn giáo trên quốc tế được nhiều văn bản quy
định cụ thể. Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), tại Điều 20 quy định trong
đó nghiêm cấm việc thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng mà có tính chất tuyên
truyền cho chiến tranh hoặc cổ vũ hận thù dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hay kích
động sự phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực. Đồng thời khoản 3- Điều
18 cũng quy định rõ, việc hạn chế quyền tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo phải
được pháp luật quy định và cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc các quyền và tự do cơ bản của người khác; hay
nói cách khác khi các hoạt động tự do, tôn giáo không được pháp luật thừa nhận
và có hành vi vi phạm gây mất trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân theo luật định thì các hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng sẽ chịu sự quản chế của pháp luật.
Đối với Việt Nam ta,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” là kim chỉ
nam cho mọi hành động của Đảng, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân
dân; đồng thời quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, quyền tự do
tín ngưỡng tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta công nhân và thực hiện đúng đắn
theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản luật.
Trong đó, quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp 2013 quy định cụ thể
tại Chương II. Đối với tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được quy định cụ thể tại
Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, trong đó Điều 6 khẳng định “Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, bên
cạnh đó, để bảo đảm quyền dân chủ và tự do tín ngưởng của công dân theo đúng
pháp luật Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giá 2016 cũng đã quy định những hành vi bị
nghiêm cấm như: “Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Ép
buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn
giáo; Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính
mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;Cản trở việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ
người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa
những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; Lợi dụng hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”.
Trên thực tế hiện nay Nhà nước ta đã công nhận
43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với khoảng 27 triệu tín đồ, trên 55
nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc; trên 29 nghìn cơ sở thờ tự… ngoài
ra, hàng năm có trên 8.000 nghìn lễ hội về tín ngưỡng, tôn gáo, với hàng vạn
tín đồ tham gia, đó là con số biết nói để cho thấy tìn hình tự do tôn
giáo ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước luôn công nhận.
Có thể nói, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như
hiện nay. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, chức sắc, chức việc, tín đồ ngày
càng đông, cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn giáo của người
nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện
để các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, trao đổi các đoàn với các tổ chức
tôn giáo trên thế giới.
Thế nhưng, nhiều thế
lực và đối tượng xấu với âm mưu chống phá đất nước ta, chúng đưa ra những luận
điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, quy chụp những điều
không có thật, xuyên tạc quy định cua Luật tín ngưỡng, tôn giáo… để thực hiện
âm mưu đen tối của chúng.
Vì vậy, mọi người dân Việt Nam phải thật sự tỉnh táo, nhận diện đúng luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, để tránh bị lôi kéo, dụ dỗ để vi phạm
pháp luật. Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao, đó là những minh chứng rõ nét sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta; tuy nhiên các thế lực thù địch và phần tử xấu vẫn không ngừng
thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và
bình yên của nhân dân ta, do đó ta phải kiên quyết đấu tranh đánh bại chúng để
xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm
no, hạnh phúc./.
Người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa