Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của
internet, mạng xã hội đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận; từng bước
khẳng định vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, trở thành môi trường cung
cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin cho mọi người trong cuộc
sống của con người trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Internet,
mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển
của đất nước nói chung, Quân đội ta nói riêng.
Nhận biết được điều đó, thời gian gần đây, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị, lực lượng chống cộng cực đoan ở trong và ngoài
nước,… triệt để lợi dụng internet và các trang mạng xã hội để tán phát các tin,
bài, video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta với sự gia
tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và lưu lượng tin, bài,… Nổi lên một số thủ
đoạn mới:
Thực hiện Live stream trực tiếp để
kêu gọi cộng đồng mạng can thiệp vào nội bộ hoặc tham gia bình luận trái chiều
trên mạng xã hội. Cùng với đó, các thế lực thù địch còn sử dụng “khoảng
trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng. Để ngăn
chặn, hạn chế tác động tiêu cực của những thủ đoạn trên đối với sự nghiệp cách
mạng của Đảng, Nhà nước, Quân đội, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân trước các thông tin xấu độc của các thế lực thù địch.
Nội dung cần tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về nền tảng tư tưởng, lý
luận, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ của các bộ, ngành, địa phương; chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, phẩm chất
“Bộ đội Cụ Hồ”, tình cảm cán bộ, chiến sĩ, mối quan hệ đoàn kết quân dân.
Hai là, phát huy vai trò của
các cơ quan chức năng cung cấp thông tin có định hướng rõ ràng. Trong
thời đại bùng nổ thông tin, việc làm chủ thông tin có vai trò hết sức quan
trọng trong mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội;
quyết định đến việc định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, đúng với bản
chất sự việc, tránh việc bị lợi dụng, tạo cớ, xuyên tạc; không để rơi vào thế
“bị động”, “chống đỡ” mà phải “chủ động”, “tiến công” trong định hướng thông
tin.
Ba là, phát huy sức mạnh
tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong đấu tranh chống quan điểm sai trái,
thù địch trên không gian mạng. Để phát huy hiệu quả, cần xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp, phân rõ trách
nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người
đứng đầu, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp. Đồng thời, có chính sách động viên,
khích lệ phù hợp, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ, công cụ,
phương tiện phù hợp để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ
các nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức đấu tranh phù hợp với thực tiễn tình
hình. Để làm được điều đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh công khai
trên báo chí với đấu tranh trực diện trên internet, mạng xã hội; đấu tranh trên
báo chí, mạng xã hội với đấu tranh trên thực địa; giữa đấu tranh ngăn chặn sự
tác động chuyển hóa từ bên ngoài với giữ vững sự ổn định từ bên trong nội bộ;
giữa đấu tranh chính trị với sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để ngăn
chặn, bóc gỡ, vô hiệu hóa một số trang mạng, blog, Facebook phản động,… nhằm
tạo ra một thế trận vững chắc trong tổ chức đấu tranh trên không gian mạng.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa