Thời gian qua, ở Việt Nam các thế lực thù địch xác định phá hoại tư tưởng là mũi nhọn, là con đường gần nhất dẫn tới sự xói mòn về niềm tin, gây rối loạn về tư tưởng ở đủ mọi đối tượng, từ cán bộ cấp cao cho đến những người dân thường, từ cán bộ, công chức, viên chức đến học sinh, sinh viên. Thủ đoạn mới chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch được biếu hiện ở những nét cơ bản sau:
Thứ nhất, chúng thúc đẫy nhanh quá trình "tự
diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chính là tìm cách tác động
vào tư duy của con người, về những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt tích
cực và tiêu cực; giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến cán bộ,
đảng viên và quần chúng. Chúng đánh vào tư tưởng bằng những việc đơn giản, mang tính thực tế với
người dân như các chế độ, chính sách, việc làm cụ thế liên quan đến đời sống của
nhân dân ta đế "so sánh" với các nước phương Tây; vấn đề tự do, dân
chủ làm cho người dân thấy "xã hội Việt Nam đang có vấn đề", dẫn đến
hoài nghi, mơ tưởng một "xã hội khác tốt đẹp hơn". Từ đó, nếu cán bộ,
đảng viên và quần chúng không vững vàng về tư tưởng mơ một "xã hội khác tốt đẹp hơn".
Từ đó, nếu cán bộ, đảng viên không vững vàng về tư tưởng dễ rơi vào bẫy
"trò chơi dân chủ" của các thế lực thù địch dẫn đến "tự diễn biến”,
"tự chuyến hóa" trong từng cán bộ, đảng viên. Tinh trạng đó, nếu
không kịp thời phát hiện, khắc phục sẽ nhanh chóng biến đổi về chất, dẫn đến
thay đổi quan điếm, tư tưởng, đạo đức, lối sống chuyến hóa sang lập trường tư
tưởng phương Tây.
Thứ hai, chuyển hướng từ công
kích trực diện, cứng nhắc sang tác động phân hóa từ nội bộ. Trong thời gian
qua, các thế lực thù địch thường cứng nhắc công kích trực diện vào nền tảng tư
tưởng, trắng trợn xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước; đòi “đa nguyên chính trị”, “đa
đảng đối lập”,
đòi bỏ điều 4 hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Kết quả
chúng không thực hiện được là bao; từ đó, buộc các thế lực thù địch phải điều
chỉnh thủ đoạn chống phá cho phù hợp. Vì lẽ đó, một mặt chúng công nhận thế chế
chính trị, tăng cường mối quan hệ với Đảng và Nhà nước ta, mặt khác chúng tiếp
tục kích động làm mâu thuẫn, phân hóa nội bộ đảng, tác động làm tha hóa từng
người cán bộ, đảng viên, từng bộ phận người dân, thúc đấy nhanh quá trình
"tự diễn biến” phá hoại từ bên trong của chúng.
Thứ ba, cách thức tác động vào các đối tượng rất tinh
vi, xảo quyệt, rất nguy hiểm.
Đối với cán bộ, đảng viên, thường là thổi phồng khuyết điểm, yếu kém của
một số cán bộ, đảng viên; chúng khai thác có hiệu quả những phần tử cơ hội,
quan liêu, tham nhũng nhằm mục đích đánh đồng với cán bộ, đảng viên tốt làm cho
có sự lẫn lộn, không phân biệt được giữa người tốt và người xấu.
Đối với sinh viên và đội ngũ trí thức, chúng móc nối, lôi kéo số sinh
viên học tập, công tác ở nước ngoài để tập trung tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng
một lớp người có tư tưởng phủ định với Chủ nghĩa Mác-Lênin; biện pháp của chúng
là đấy mạnh việc tăng học bổng, liên kết đào tạo nhằm nuôi dưỡng đội ngũ này sẽ
làm thay đổi chế độ ở Việt Nam trong thời gian không xa.
Đối với nhà văn, nhà báo, thủ đoạn chủ yếu của chúng là làm thay đổi nhận
thức, quan điểm thông qua các hình thức hợp tác, đào tạo, hội thảo khoa học,
triển lãm, tham quan tiếp cận lôi kéo những nhà báo, nhà văn trẻ có tư tưởng tự
do, khám phá tư tưởng tự do, phóng
khoáng, dễ giao lưu. Lợi dụng luật quốc tế tự do báo chí, xúc tiến thành lập
cái gọi là "Hội nhà báo tự do", kích động văn nghệ sỹ đòi tự do sáng
tác, tự do công bố các tác phấm văn hóa nghệ thuật, phản đối sự kiếm duyệt của
các cơ quan quản lý Nhà nước; mua giấy phép xuất bản, mua các công trình phát
sóng, hợp tác sản xuất các chương trình, ban đầu chỉ là về kỹ thuật chuyên
ngành ... nhằm thay đổi nhận thức, cơ sở hóa quan điểm theo tiêu chí tự do dân
chủ kiểu phương Tây.
Đối với các tầng lớp nhân dân, lợi dụng khả năng nhận thức của người dân
có hạn, điều kiện cập nhật, tiếp cận những thông tin hạn chế chúng tác động về
tư tưởng theo kiểu "Mưa dầm thấm lâu". Tạo ra "khoảng trống"
trong tư tưởng người dân, dẫn tới hoài nghi về chế độ với Đảng, Nhà nước; kích
động, gây rối, biểu tình nhất là vào các thời điếm như đất nước gặp khó khăn,
thiên tai, lũ lụt, tham nhũng, tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ
quốc. Chúng tăng cường xuyên tạc, thổi phồng, cường điệu hóa, bóp méo sự thật,
đưa ra những lời bình luận chỉ trích chính sách của Đảng và Nhà nước, đổi lỗi
cho chính quyền, tập trung vào cán bộ, đảng viên tạo bức xúc, gây mất đoàn kết
nội bộ, đoàn kết quân- dân, gây bè phái, cục bộ.
Nhân dân tin Đảng, tin cán bộ của Đảng, bởi quá trình lãnh đạo cách mạng,
lãnh đạo đất nước, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách trong chiến tranh cũng như
thời bình, Đảng luôn tiếp thu nghiêm túc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cách mạng Việt Nam, một lòng một dạ gắn bó máu thịt với nhân dân,
dựa vào dân để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Nhiều cán bộ, đảng viên đã
anh dũng chiến đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng: "Thông qua
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành,
xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của
nhân dân".
Với quan điểm đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo, linh hoạt, mỗi cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân cần đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh vạch trần
âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
đang ngày đêm bịa đặt về công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
ta hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét