NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI,
THÙ
ĐỊCH XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Quan
điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là
các quan niệm, lập luận, ý kiến nhằm bác bỏ những biện pháp xây dựng CNXH hiện
thực ở Việt Nam. Chủ thể của những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam, gồm có hai loại chính: Trước tiên là các lực lượng của chủ
nghĩa đế quốc, những thế lực đang ráo riết triển khai chiến lược “diễn biến hòa
bình”, những phần tử lưu vong phản động. Thứ hai là, những kẻ cơ hội, xét lại,
những người nhẹ dạ, bị lôi kéo, kích động hùa theo những luận điệu sai trái. Họ
đã sai lầm khi nghi ngờ, công kích con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
vô hình chung tạo ra những điểm nóng trong dư luận chính trị xã hội, ảnh hưởng
không tốt đến lòng tin và đồng thuận xã hội.
Mục đích của các thế lực
thù địch, là làm cho người dân Việt Nam hoài nghi thành quả cách mạng, nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy bất ổn, bế tắc và
cho rằng mọi vấn đề ấy đều do việc lựa chọn sai lầm con đường đi lên CNXH. Từ
đó gây mất lòng tin vào CNXH, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc
tâm lý hoài nghi, bất bình trong xã hội, nhen nhóm sự chống phá, đòi thay đổi
chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam.
Nội
dung các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam:
Một là, xuyên tạc, phủ
nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Hai
là, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân - lực lượng lãnh đạo con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Ba là,
xuyên tạc, phủ nhận con đường quá độ lên CNXH bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Bốn là, xuyên tạc, phủ
nhận nền dân chủ XHCN - mục tiêu, sức mạnh của con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam.
Năm là, xuyên tạc, phủ
nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - động lực con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam.
Tác
hại của các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở nước ta là làm xuất hiện sự thiếu thống nhất ý chí chính trị trong xây dựng
CNXH. Gây hoang mang, dao động, làm xói mòn, giảm sút lòng tin trong một bộ phận
quần chúng với Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, đồng thuận
xã hội và làm vẩn đục tâm lý xã hội; trong
hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn,
khoa học của CNXH, tạo nên những cản trở sự nghiệp xây dựng CNXH. Những nội dung sai lệch nếu thấm sâu vào đời sống
nhân dân sẽ dẫn đến tình trạng phân hóa xã hội, quần chúng nhân dân mất niềm
tin vào chế độ, dẫn đến kìm hãm và gây cản trở cho sự nghiệp xây dựng phát triển
đất nước và sự tiến bộ xã hội; làm xuất hiện hiện tượng “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta, tập trung vào tự diễn biến về quan điểm,
đường lối, tư tưởng, văn hóa xã hội. Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, kể cả cán
bộ cấp cao đã có không ít người thoái hóa, biến chất, từ đó thay đổi lập trường
tư tưởng, phản bội và chống lại đảng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu
tranh với các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở nước ta hiện nay:
Một là, tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung, phát triển để chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành vũ khí lý luận sắc bén trong cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận
con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Hai là, nâng cao nhận
thức của cả xã hội về CNXH ở Việt Nam để chủ động xây dựng “hệ miễn dịch” về tư
tưởng.
Ba là, đẩy mạnh sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN.
Bốn là, đẩy mạnh công
tác phòng ngừa, chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái và thù địch
xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Năm
là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện những nội dung lý luận về con đường đi
lên CNXH.
Tiếp tục làm sáng rõ
nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta, tập trung
vào các vấn đề: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; giải quyết mối quan hệ giữa
tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; giữa tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phân công và giám sát quyền lực trong
Nhà nước đó; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, giữa đổi mới
và ổn định; giữa độc lập tự chủ và chủ động
hội nhập quốc tế; nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn diễn ra nghiêm trọng… Đây
là những vấn đề lớn đòi hỏi công sức, trí tuệ của toàn xã hội trước hết là nhiệm
vụ của những người làm công tác lý luận - tư tưởng.
Bên cạnh đó, cần khuyến
khích tranh luận về những vấn đề thực tiễn đặt ra trên nguyên tắc tập trung dân
chủ. Với những ý kiến khác với quan điểm, chủ trương, chính sách… cần được xem
xét khoa học, có cơ quan chức năng để nghiên cứu, để có những giải đáp hoặc trả
lời thỏa đáng, không nên thành kiến đối với những người có những ý kiến thiểu số./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét