Xuất
bản, tán phát các ấn phẩm, tài liệu có nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật để
hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế là một trong những phương thức hoạt
động chủ yếu của các thế lực thù địch; trong đó, chúng tập trung phá hoại nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, đấu tranh, ngăn chặn hoạt
động thâm độc, nguy hiểm này là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Nhằm xóa
bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới thủ tiêu sự lãnh đạo
của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch đã và đang
tăng cường chống phá bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong
đó, chúng đặc biệt coi trọng việc xuất bản, tán phát các ấn phẩm, tài liệu để
tuyên truyền, xuyên tạc tình hình thực tế của đất nước, vu cáo Việt Nam vi phạm
dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo... gây mâu thuẫn, chia rẽ nhân
dân với Đảng, chính quyền, phá vỡ sự đồng thuận xã hội. Đồng thời, làm suy giảm
lòng tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và
tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; kích động các đối tượng cơ hội, bất
mãn trong nước hoạt động chống đối và khi có thời cơ lôi kéo quần chúng vào các
cuộc bạo loạn chính trị. Qua nghiên cứu, có thể phân loại các ấn phẩm, tài liệu
chính như sau:
Một là, các nghị quyết, dự luật… của Nghị viện, Quốc hội
Mỹ, Úc, các nước phương Tây (Anh, Thụy Sỹ,…). Các ấn phẩm này thường có những
nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình dân chủ, nhân quyền ở các quốc
gia; trong đó có Việt Nam, nhằm đưa ra các yêu sách trong quan hệ ngoại giao
song phương, đa phương, can thiệp sâu vào nội bộ Việt Nam. Điển hình như: Báo cáo
thường niên về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Báo cáo, Nghị
quyết thường niên của Quốc hội châu Âu, Anh về tình hình nhân quyền thế
giới, v.v.
Hai là,
các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) gửi
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức
năng của Việt Nam với nội dung phản ánh sai lệch tình hình trong nước, như:
Thông cáo báo chí của tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Kháng thư của Tổ chức theo
dõi nhân quyền (HRW), v.v.
Ba là,
các ấn phẩm xuất bản, như: sách, báo, tạp chí, tập san, tờ rơi, truyền đơn,…
của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc, các NGO hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, các hoạt động của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước Việt Nam, với nội dung không đúng sự thật hoặc bóp méo, xuyên
tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền trên các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo.
Bốn là,
các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng Việt định kỳ của các hãng
VOA, RFA, RFI,… có nội dung cập nhật mặt trái của tình hình dân chủ, nhân quyền
trong nước, nhưng được xuyên tạc, thổi phồng hoặc tô đậm những yếu kém, vi phạm
của chính quyền các cấp trong giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn
giáo, dân tộc; xử lý các đối tượng lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để
vu cáo, rêu rao Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, v.v.
Cùng với
đó, các thế lực bên ngoài đã lập ra các đài phát thanh, truyền hình và website,
blog, diễn đàn; lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, in-tơ-nét để thực
hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng, chống phá Việt Nam. Thông qua hợp tác trên
các lĩnh vực bưu chính viễn thông, báo chí, xuất bản trong nước, chương trình
hợp tác quốc tế, dự án đào tạo báo chí, các hội thảo để móc nối, tác động
chuyển hóa tư tưởng. Chúng còn lợi dụng đường thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, nhân
viên ngoại giao, các đoàn khách quốc tế vào thăm, làm việc tại Việt Nam để
chuyển tải các ấn phẩm, báo cáo, tài liệu vào nước ta, đầu độc thông tin, làm
cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất
lòng tin vào Đảng, từng bước hình thành xu hướng ly khai, lôi kéo dựng “ngọn
cờ”, tập hợp lực lượng, tiến tới hình thành đảng đối lập, thúc đẩy nhanh quá
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” ở nước ta.
Để đấu
tranh, ngăn chặn hoạt động đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị
quyết, luật, văn bản chỉ đạo và quản lý hoạt động trên lĩnh vực này1. Các cơ
quan chức năng đã chủ động triển khai biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động
xuất bản, tán phát các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nước
ta; phát hiện sơ hở, thiếu sót, bất cập trong các quy định của pháp luật về
quản lý trên lĩnh vực thông tin - truyền thông để tham mưu, kiến nghị sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện; chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phản
bác luận điệu sai trái, thù địch. Thông qua các kênh hợp tác song phương, đa
phương, đối ngoại nhân dân, qua tiếp xúc với các đoàn quốc tế quan tâm đến nhân
quyền ở Việt Nam, chúng ta đã chuyển tải chính sách, thành tựu đảm bảo quyền con
người tới bạn bè quốc tế, góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc
về dân chủ, nhân quyền đối với nước ta. Qua đó, tranh thủ được sự hợp tác và hỗ
trợ của các nước, các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực, góp phần ngăn chặn
những hành động xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền; đấu tranh, phê phán
những hoạt động thiếu thiện chí của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đối với Việt
Nam.
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa,
đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tán phát ấn phẩm, tài liệu xuyên tạc tình hình ở
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Công tác nắm tình hình có lúc, có nơi còn thụ động;
công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in-tơ-nét còn nhiều bất cập. Hệ
thống pháp luật trên lĩnh vực này chưa được hoàn thiện, bộc lộ nhiều sơ hở để kẻ
địch lợi dụng. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh
chưa thường xuyên, nặng hình thức. Tình trạng vi phạm định hướng tuyên truyền và
các quy định trong việc đăng thông tin, bài viết nhạy cảm, tán phát trên phương
tiện thông tin đại chúng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Tổ chức bộ
máy làm công tác bảo vệ, đấu tranh trên lĩnh vực này còn thiếu, trình độ kỹ thuật
chuyên môn, nghiệp vụ chưa chuyên sâu; việc xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh,
ngăn chặn hoạt động tán phát ấn phẩm, tài liệu chống phá Việt Nam của các thế lực
thù địch, cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, các cơ quan chức năng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong nắm tình hình, phát hiện kịp thời, chủ động đấu tra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét