20 NĂM NGÀY MỸ NÉM BOM IRAQ: KHÔNG CÓ
VŨ KHÍ HÓA HỌC CHỈ CÒN NGHÈO ĐÓI VÀ THAM NHŨNG
Rạng
sáng 20/3/2003, Mỹ bắt đầu không kích thủ đô Baghdad của Iraq, mở màn cho chiến
dịch tấn công chống lại chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein với lý do
Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
20
năm trước, chỉ trong vòng ba tuần, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã lật đổ chính
quyền của Tổng thống Saddam Hussein và kiểm soát các thành phố lớn của Iraq.
Một chính phủ mới được lập ra, nhưng làn sóng bạo lực phe phái và các vụ đánh
bom triền miên của các phần tử khủng bố đã tàn phá Iraq. Đã có lúc Iraq trở
thành căn cứ của những tổ chức khủng bố như lực lượng IS.
20
năm sau cuộc tấn công, thủ đô Baghdad giờ đây rất khác. Những làn sóng bạo lực
phe phái và các vụ đánh bom từng tàn phá thủ đô đã gần như biến mất. Tuy nhiên,
đất nước này vẫn còn khó khăn bởi sự đối đầu giữa các phe phái, tình trạng tham
nhũng và nghèo đói.
Sau
20 năm sau cuộc chiến tại Iraq, mâu thuẫn chính trị và tôn giáo vẫn tồn tại,
cản trở sự phát triển, khiến Iraq trở thành quốc gia giàu dầu mỏ duy nhất trong
khu vực có trình độ phát triển thấp. Hơn 40% người dân Iraq sống dưới mức nghèo
khổ. Sau 20 năm, đất nước vẫn chưa thể hồi phục, người dân không có việc làm.
Còn
với nước Mỹ, cuộc chiến cách đây 20 năm vẫn là nỗi ám ảnh mỗi khi nhắc lại.
Chiến tranh tại Iraq đã gây thiệt hại cho nước Mỹ hàng nghìn tỷ USD, gần 5.000
lính Mỹ đã thiệt mạng. Nhiều người Mỹ thừa nhận, đất nước họ đã mắc sai lầm khi
phát động cuộc chiến vào 20 năm trước.
Nếu
để chọn ra cái tên nào gắn liền với cuộc chiến này thì ngoài tổng thống Bush
ra, hẳn là Colin Powell phải là người tiếp theo được chọn.
Ngày
5 tháng 2 năm 2003, ngoại trưởng Mỹ Colin Powell giơ ra trước Liên Hiệp Quốc
cái gọi là "bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt Iraq", tạo cớ cho
liên quân (Mỹ cùng đồng minh) tấn công nước này và treo cổ nhà lãnh đạo Saddam
Hussein.
Chính
ông Powell đã thừa nhận đó là 1 sai lầm. Ông đổ lỗi cho cơ quan tình báo CIA,
vị tướng này đã hối tiếc khi chấp nhận đánh đổi danh tiếng và uy tín cá nhân
của mình cho những thông tin tình báo sai lệch để biện minh cho cuộc chiến vô
nghĩa của nước Mỹ.
“Tôi
không nói dối. Tôi không biết nó không phải là sự thật. Tôi là Ngoại trưởng chứ
không phải giám đốc tình báo”, ông Powell bào chữa trong một cuộc phỏng vấn năm
2005, chỉ vài tháng sau khi bị chính quyền Tổng thống George W. Bush yêu cầu từ
chức
Hình
ảnh "bất hủ" ngày đó nay đã được dựng thành tượng. Khách tham quan
công viên High Line ở quận Manhattan, New York có thể đến đường 22 để chiêm
ngưỡng nó. Tạo nên tác phẩm bằng đồng và bê tông này là nữ nghệ sĩ người Anh
Goshka Macuga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét