Thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng cũng
cần thiết không kém “vùng xanh” trong cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả công
tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang,
dao động đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Nhà nước ta, đã đến
lúc chúng ta cần chung tay thiết lập một “vùng xanh” trên Internet theo hướng
nhận diện tin giả và “vùng xanh”…
Từ tháng 4/2021 đến nay, lợi dụng diễn biến
tình hình phức tạp, khó lường của đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, số
đối tượng phản động, chống đối và một số cá nhân trong, ngoài nước gia tăng hoạt
động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng như: Tung tin
xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19, về công dụng của thuốc,
vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh; kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà,
không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; xuyên tạc chính sách phân bổ vaccine của Bộ Y tế;
bịa đặt thông tin về công dụng, hiệu quả vaccine COVID-19 có nguồn gốc từ Trung
Quốc; bài xích quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số quốc gia; công kích,
bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp
trong công tác phòng, chống dịch.Nhiều bài viết xúc phạm nhân phẩm, danh dự của
nhân viên Y tế, Công an, Quân đội, những người tham gia phòng chống dịch bệnh,
xuyên tạc về tình hình, diễn biến người mắc bệnh, tử vong, người có nguy cơ lây
nhiễm. Cùng với đó là thông tin kích động công nhân đình công tập thể tại các
công ty, thậm chí kích động chống phá tại khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài,
các công ty không đáp ứng yêu cầu “ba tại chỗ”.
Tin giả về COVID-19 được tán phát với nhiều mục
đích, ý đồ khác nhau, theo một thống kê thì nó được liệt vào 25 chủ đề tiêu cực,
trong đó có 5 loại chủ đề xâm phạm an ninh quốc gia. Thông qua các phương tiện
truyền thông, mạng xã hội, các đối tượng đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền,
xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý
hoang mang, dao động, hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, gây bất ổn xã hội.
Hoạt động chống phá của các đối tượng diễn ra thường xuyên, liên tục, trên tất
cả lĩnh vực đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là những thời điểm nhạy cảm, khó
khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.
Trên bản đồ COVID, màu xanh dường như đã trở
thành một sắc màu mang tới sự lạc quan, niềm tin và hy vọng. Đó là màu xanh từ
những “vùng xanh” hay còn được gọi là “vành đai xanh”- vành đai an toàn không
COVID-19. Thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng cũng cần thiết không kém
“vùng xanh” trong cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin
giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công
tác phòng, chống dịch COVID-19 của Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập
một “vùng xanh” trên Internet theo hướng nhận diện tin giả và “vùng xanh. Điều
quan trọng nhất là người dân khi tiếp cận các thông tin
trên mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, mang
tính kích động, gây hoang mang dư luận, có biện pháp tự bảo vệ mình trước những
thông tin xấu độc. Không chia sẻ, bình luận, like các bài viết đăng tải
những thông tin chưa được kiểm chứng. Để nắm các thông tin chính trị, kinh tế-xã
hội, tình hình dịch COVID -19, người dân cần tham khảo trang thông tin của các
ban, bộ, ngành và cơ quan chức năng, thu thập, tiếp nhận thông tin ở các tờ báo
chính thống, có uy tín những thông tin thuộc “vùng xanh”.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa