Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Chống 'diễn biến hòa bình': Tự do báo chí và cái nhìn ác ý, dã tâm kích động, chống phá của CPJ

 

                                                                                      

Năm nào cũng vậy, dù công bố vào thời điểm nào, Báo cáo hằng năm về tình hình tự do báo chí toàn cầu của Ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế (CPJ) cũng đều có chung sự thiếu thiện cảm, hồ đồ, xuyên tạc, bóp méo, chống phá vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Đương nhiên, Báo cáo công bố năm 2019 mới đây cũng không là ngoại lệ, bởi nó vẫn chứa đựng cái nhìn ác ý, hằn học, dã tâm kích động, chống phá…

Mới đây nhất, đầu tháng 9/2019, CPJ “sáng tác” trong Báo cáo rằng, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí nhiều nhất. Chiều 12/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định rằng: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong Báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác, trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hận thù…”.

Rõ ràng, trong hầu hết các báo cáo của CPJ, nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn tình hình Việt Nam đã được đưa ra, đều nhắm đến sự kích động, gây nhiễu loạn, chống phá đất nước ta, rằng “Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền hoặc bịt miệng đối lập”. Đây là dã tâm có chủ đích, xuyên suốt qua nhiều năm, với cái nhìn lệch lạc, hằn học, bịa đặt, vu khống, áp đặt đầy ác ý.

Trước những thông tin sai sự thật một cách có chủ đích, kéo dài, dã tâm kích động, chống phá của CPJ nói riêng, các thế lực thù địch, phản động nói chung; mỗi người dân khi tiếp cận cần tỉnh táo, cảnh giác, sàng lọc, thẩm định để tránh bị lợi dụng, lôi kéo, kích động dẫn đến có những hành động bột phát, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Vì vậy mọi người cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá. Đây cũng chính là phương cách để mỗi người chúng ta góp phần vào cuộc đấu tranh phòng , chống các quan điểm sai trái trong Tự do báo chí và cái nhìn ác ý, dã tâm kích động, chống phá của CPJ.

                                                      BHV

1 nhận xét:

  1. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa