Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

NHẬN BIẾT ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

 


Những ngày này, nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ quốc đang có nhiều hoạt động nỗ lực, thiết thực chào mừng sự kiện chính trị trọng đại của đất nước - Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 02/0/2/2011.  

Thế nhưng, đi ngược với không khí tích cực sôi nổi ấy, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện chính trị của đất nước đưa thông tin bịa đặt, xuyên tạc vu cáo, chống phá Ðảng, Nhà nước, phủ nhận những thành quả mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được nhằm chia rẽ gây mất đoàn kết, tạo dư luận không tốt tác động đến thời gian diễn ra Đại hội của Ðảng. Ðó là hành vi chính trị cần bị phản bác, lên án và đấu tranh kiên quyết bảo vệ Ðại hội XIII của Ðảng.

Mục tiêu của chúng: Trong những ngày diễn ra Ðại hội XIII của Ðảng, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội, những cá nhân bất mãn chính trị luôn tận dụng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước để tăng cường hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Ðảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với sự phát triển đất nước; tần suất phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt càng diễn ra với mức độ gay gắt và tinh vi hơn. Các thế lực thù địch tìm mọi cách cấu kết trong ngoài chặt chẽ, có sự phối hợp giữa các cá nhân, hội nhóm và tiến hành theo kiểu chiến dịch ngày càng ráo riết hơn..

Nội dung chống phá của bọn chúng: Họ tập trung tuyên truyền xuyên tạc, tung tin thất thiệt về những nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự và chuẩn bị văn kiện. Đặc biệt tuyên truyền, kích động, dựng chuyện sai sự thật trong các nội dung diễn ra trong thời gian trong và thành công của Đại hội.

Biện pháp phòng chống, đấu tranh hiện nay: các cơ quan chức năng cần kịp thời phát hiện xử lý những cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm và năng lực đấu tranh phản bác trong nhân dân. Ðặc biệt cần phát huy tốt vai trò của báo chí, truyền thông trong định hướng dư luận và đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, chống phá. Với mỗi cá nhân, cần luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin, nhất là từ mạng xã hội, tiếp nhận có kiểm chứng để kịp thời phát hiện và chính kiến trước những thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt. Từ đó nâng cao "sức đề kháng", tăng khả năng "miễn dịch", tránh rơi vào bẫy tin giả hoặc a dua, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động. TNm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét