Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 


 

Trong thời gian tới, trước những diễn biến phức tạp của tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới; để chủ động phòng, chống trước các thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, công tác tham mưu của các cơ quan chức năng cần tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các Ban Chỉ đạo 35, bộ phận giúp việc các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đấu tranh.

 Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là yêu cầu cần thiết, cấp bách trong tình hình hiện nay, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực chặt chẽ, thống nhất của cấp ủy, chỉ huy, Ban Chỉ đạo 35, bộ phận giúp việc và của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong đơn vị..., không một cá nhân, tổ chức nào có thể  đơn lẻ hoàn thành nhiệm vụ trong mặt trận đấu tranh này.

Cấp ủy, chỉ huy đơn vị cần phải quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của trên, sử dụng và phát huy có hiệu quả các kênh thông tin để nắm chắc tình hình đơn vị, âm mưu và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn... để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo định hướng đấu tranh, bảo đảm có sự thống nhất giữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy với việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện của chỉ huy đơn vị trong tổng thể các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, tránh các biểu hiện “giao khoán” cho cán bộ chính trị hoặc xem nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị.

 Đối với Ban chỉ đạo 94 và bộ phận giúp việc các cấp, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần quán triệt và thực hiện tốt quy trình: “Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm...”. Qua đó lại tiếp tục thực hiện “vòng tròn” của quy trình nêu trên, đổi mới, nâng cao chất lượng nền nếp, chế độ hội ý, cung cấp thông tin định hướng đấu tranh thường xuyên, theo hướng mở rộng thành phần đến một số bộ, ngành, địa phương (Công an, Thành ủy Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội...)  để nắm, trao đổi thông tin kịp thời, hiệu quả. Cùng với  đó thực hiện tốt vai trò chủ trì phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương và các cơ quan chức năng trong Quân đội để nắm, phát hiện âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và tình hình nội bộ đơn vị, phân tích, nhận định đánh giá sát đúng tình hình, tham mưu và chỉ đạo kịp thời các biện pháp đấu tranh có hiệu quả, bảo đảm không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Hai là, quán triệt sâu sắc chủ trương lấy “xây” để “chống”, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục.

Tiếp tục quán triệt, thực hiện chủ trương lấy “xây” để “chống”, trong đó lấy “xây” là chính; lấy giữ vững bên trong để ngăn chặn, hạn chế sự tác động ảnh hưởng từ bên ngoài, trong đó lấy giữ vững bên trong là quan trọng... Để thực hiện được chủ trương trên cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát huy vai trò của các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các học viện, nhà trường, cán bộ công tác ở các cơ quan nghiên cứu chiến lược và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Tổ chức biên soạn thành các chuyên đề, tài liệu, luận cứ đấu tranh, tập trung vào những vấn đề bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, nhiệm vụ quân sự quốc phòng; phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội... cấp phát đến các cơ quan, đơn vị phục vụ nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình”; chỉ đạo, phát động cuộc thi camera, chụp ảnh, sáng tác, biên tập phản ánh gương người tốt, việc tốt, hình ảnh trong sáng, giản dị, hành động cao đẹp để ca ngợi bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” sử dụng làm tư liệu tuyên truyền nhằm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tích tích cực, đẩy lùi thông tin tiêu cực” trong Quân đội.  

Ba là, quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh trực diện trên các phương tiện truyền thông và Internet của cơ quan báo chí.

       Tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan báo chí quân đội, công cụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; trong tuyên truyền báo chí cần tiến hành toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực tiễn hoạt động của bộ đội, song chú trọng các bài, vệt bài đấu tranh trực diện phản bác kịp thời hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị.

Để đấu tranh trực diện trên báo chí có hiệu quả, cơ quan báo chí cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nội dung cần đấu tranh cho kịp thời; bám sát sự định hướng, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và các cơ quan Trung ương, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; nắm chắc tình hình thực tiễn Quân đội và các đơn vị để tổ chức thành các vệt tuyên truyền, đấu tranh, kịp thời.

Trong đấu tranh trực diện, cần đa dạng hóa các nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền; tập trung tuyên truyền những nhân tố tích cực, “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tích tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn để đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch, lấy đấu tranh phê phán bằng thực tế, thực tiễn là chính; trong tuyên truyền cần cân nhắc kỹ những nội dung phản ánh tiêu cực xã hội, tránh những sơ hở trong tuyên truyền để kẻ xấu lợi dụng chống phá.  

          Bốn là, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng chuyên sâu đấu tranh chống quan điểm sai trái trên không gian mạng.

          Hiện nay, lực lượng chuyên sâu đấu tranh chống quan điểm sai trái trên không gian mạng đã được cấp ủy, chi huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn, tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, từng bước bảo đảm trang bị, phương tiện phục vụ đấu tranh. Để phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng này, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng lực lượng chuyên sâu ở các cơ quan chiến lược, các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu. Yêu cầu nắm chắc âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng, bám sát sự chỉ đạo, định hướng của trên và thực tiễn đơn vị, quân đội tập trung các tin, bài chuyên sâu đấu tranh trên các trang blog. Lực lượng chuyên sâu ở các cơ quan, đơn vị còn lại quán triệt và thực hiện phương châm chú trọng phát triển chiều rộng, tập trung chủ yếu viết các comment ngắn gọn, súc tích; đăng các trạng thái phản đối đấu tranh trực diện trên các trang Fanpage, Facerbook; chia sẻ, lan tỏa (cung cấp đường link) các bài viết có nội dung chuyên sâu trong các chuyên trang, chuyên mục về đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của các cơ quan báo chí Quân đội. Các bài chuyên sâu đăng trên các Blog của các cơ quan chiến lược, các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu tạo làn sóng đấu tranh sâu rộng trên không gian mạng. Sử dụng và phát huy hiệu quả phần mềm cung cấp “ngân hàng” commen phục vụ nhiệm vụ đấu tranh của lực lượng chuyên sâu (nhận dạng, lọc thông tin xấu độc, phát tán thông tin tạo làn sóng đấu tranh sâu rộng trên mạng xã hội); phần mềm quản lý kết quả đấu tranh trên các trang blog, Facebook. Các giải pháp kỹ thuật chặn lọc, bóc gỡ, vô hiệu hóa thông tin xấu độc; thông báo, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin và các khuyến cáo đối với người dùng... Tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ sử dụng máy tính ảo, công nghệ sử dụng các giải pháp kỹ thuật phục vụ đấu tranh của lực lượng chuyên sâu; xây dựng, thiết lập các kênh thông tin, các “Nhóm bí mật” trên Facebook...góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng chuyên sâu đấu tranh trên không gian mạng.

Năm là, nghiên cứu tổ chức một số cuộc đối thoại với những người (thuộc quân đội) có ý kiến khác hoặc trái với quan điểm, đường lối của Đảng.

Thời gian quan, một số cán bộ đảng viên, lão thành cách mạng, trong đó có cả cán bộ quân đội đã nghỉ hưu hoặc chuyển ngành công tác đã bày tỏ quan điểm cá nhân khác hoặc trái với quan điểm đường lối của Đảng, cá biệt một số đã tham gia ký tên vào những “kiến nghị”, “thư ngỏ” gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tham gia trả lời phỏng vấn một số phóng viên báo chí nước ngoài... trong đó có những nội dụng trái với quan điển đường lối của Đảng...

Quan điểm cá nhân của những người nêu trên có tác động và sự ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và niềm tin của các tầng lớp trong xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ, bởi họ là những người đã một thời đảm đương các cương vị lãnh đạo, quản lý, có những lão thành đã từng “vào sinh ra tử”, “nếm mật nằm gai”...Để giữ ổn định nội bộ “trong ấm, ngoài êm” cần phải tổ chức một số cuộc gặp gỡ, đối thoại với những người nêu trên; trong gặp gỡ cần phải cởi mở, chân thành, ghi nhận những cống hiến của họ, bằng lý luận và thực tiễn, luận giải những vấn đề họ quan tâm, băn khoăn, lo lắng; tránh các biểu hiện áp đặt, chủ quan, sa rời thực tiễn, “đẩy họ về phía bên kia” đối lập với ta..., qua đó vận động thuyết phục họ nhận thức đúng vấn đề, hợp tác với chính quyền, địa phương và đơn vị.

          Sáu là, tăng cường kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm; làm tốt công tác khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, các cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo, hiệu quả.

          Kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến là những khâu không thể thiếu được trong quy trình của công tác lãnh đạo do vậy cần phải được cấp ủy, chỉ huy đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong kiểm tra sơ tổng kết, rút kinh nghiệm phải phát hiện được những ưu, khuyết điểm, những mô hình, biện pháp các làm sáng tạo, hiệu quả, những vấn đề bất cập nảy sinh do thực tiễn đặt ra, phải hướng dẫn được cho cơ sở nội dung, biện pháp cách làm, cách khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo...sau kiểm tra phải có các hình thức biểu dương, động viên khen thưởng kịp thời

          Trong triển khai nhân rộng điển hình tiên tiến, các cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo, hiệu quả cần phải có lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức chặt chẽ, có tính kế hoạch cao, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “nhân”. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để “xây” có đủ điều kiện, đủ sức thuyết phục của một mô hình mới, sáng tạo hiệu quả rồi mới triển khai nhân rộng... Đồng thời, quá trình triển khai nhân rộng cũng là quá trình phát hiện những nhân tố mới, mô hình mới sáng tạo hiệu quả để tiếp tục triển khai nhân rộng... Cùng với đó là việc quan tâm động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân trong xây dựng điển hình tiên tiến, làm cho mọi tổ chức, mọi lực lượng luôn hăng say trong công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện./.

V. T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét