Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỜN TỒN CÙNG DÂN TỘC

 

NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỜN TỒN CÙNG DÂN TỘC

Văn Viết

Nền văn hoá Việt Nam hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ buổi bình minh dựng nước các vua Hùng đã khẳng định: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên"[1] đã thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc mà không một quốc gia nào có được.


          Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông đầu năm Đinh Tý (1- 1258), đội quân thiện chiến nhất lúc bấy giờ. Đội quân làm cho cả Châu Á và Châu Âu kinh hoàng,  khiếp sợ. Vó ngựa của chúng đi đến đâu thành trì đổ nát đến đó, cỏ cây không mọc. Người Đức  cầu nguyện “ Xin chúa hãy cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác Ta”, Giáo Hoàng La Mã sợ hãi đến mức “ Tuỷ khô, thân gầy, sức kiệt”. Trước lúc quân Nguyên Mông đặt chân lên đết nước ta thì  thế giới đã nhìn vào và ví như hình ảnh – hòn núi đá đặt lên quả trứng. Vậy mà cả ba lần xuất quân trong khoảng 30  năm (1258 - 1288) chúng đều thất bại. Trong 10 nước Đông Nam Á  quân Nguyên Mông chỉ hoà duy nhất với Mianma. Ba  vạn, năm mươi vạn, sáu mươi vạn quân trong lúc dân số nước ta chỉ sáu triệu người. Ta thắng quân Nguyên Mông là thắng về văn hoá.

          Năm 1427 trong tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi (1380 - 1442) công bố:

"Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

 lại tiếp tục khẳng định nền văn hóa trường tồn của dân tộc.Trong thời kỳ bắt đầu Pháp thuộc khi phong trào Cần Vương (1885 - 1896) phát triển sâu rộng, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng dậy  cầm vũ khí chống Pháp. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương, đã tìm cách bắt cho được Hàm Nghi để dẹp phong trào từ đầu não. Pháp tìm mọi cách thuyết phục Hàm Nghi cộng tác, làm bù nhìn song đều bị nhà Vua thẳng thắn khước từ: "Tôi, thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa".

          Thời đại Hồ Chí Minh dân tộc Việt Nam đương đầu với hai tên đế quốc hùng mạnh là thực dân pháp và đế quốc Mỹ. Mỹ là cường quốc giàu mạnh nhất thế giới. Mỹ không gom trống đồng như Hán, không đốt sách như Minh: Mỹ tuôn ra tàu đồng, súng đồng, xây thêm phi lộ, xa trường. Mỹ đổ xuống nước ta bẩy triệu tấn bom, gấp ba lần số bom Mỹ ném trong thế chiến thứ hai, gấp 47 lần số bom Mỹ ném xuống Nhật. Đưa qua Việt Nam 6 triệu 60 vạn lính Mỹ. Tiêu phí 720 tỷ đô la. "Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam: 6.000.000 lượt lính Mỹ; 800.000 quân tham chiến và hỗ trợ; 70% lục quân; 60% không quân; 40% các nhà vật lý của cả nước; nước chư hầu tham gia với 72.600 tên; Mỹ đã ném xuống Việt Nam khoảng 90.000.000 kg chất độc hóa học"[2].

          Kết quả cuối cùng  Mỹ phải rút hết quân về nước. Việt Nam toàn thắng. Thua ở Việt Nam là keo thua đầu tiên của Mỹ trong lịch sử hai trăm năm. Qua 5 đời tổng thống: GiônXơn, Nicxơn, Macmaram, Kennơđi, Phord.Với 4 chiến lược chiến tranh: Đơn phương, đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh. Vì sao Mỹ thua? hẳn không phải thiếu tiền, thiếu người, thiếu súng. Macmarama cùng đông đảo tướng tá Mỹ thừa nhận rằng: Mỹ thua Việt Nam là thua về văn hoá. 

          Có thể khẳng định rằng nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hoá có sức sống trường tồn, giàu bản sắc dân tộc. Các thế hệ người Việt Nam là chủ nhân của đích thực của nền văn hoá đó. Nói về văn hóa Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: Mất dân tộc có thể đòi lại dân tộc, mất nước có thể cứu nước nhưng mất văn hóa là mất tất cả.

          Trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đảng ta khẳng định: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời  sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển.



[1] Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng: Các Triều Đại Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội 1999, tr.9.

 

[2] Báo Nhân dân 1979

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét