Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

VIỆT NAM – CHỦ TỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ ĐẦY NĂNG LỰC

 

VIỆT NAM – CHỦ TỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ ĐẦY NĂNG LỰC

                                                                                                                                    VanTu.com

Gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và kịp thời và là đột phá khâu đầu tiên để Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Năm 2020 Việt Nam đảm nhận trọng trách Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng là tròn 25 năm Việt Nam tham gia ASEAN. Trong bối cảnh thế giới và khu vực thời gian gần đây chịu nhiều tác động từ những biến động địa chính trị và đại dịch Covid-19. Những đóng gớp của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nước chủ tịch có tránh nhiệm và đầy năng lực để “chèo lái con thuyền” ASEAN vững bước đi lên. Trong suốt 25 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển, có tiếng nói ở khu vực và được các nước lớn công nhận. Thể hiện trên các điểm như sau:

Một là, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy ASEAN kết nạp các nước Lào, Mi An Ma (năm 1997) và Cam Pu Chia ( năm 1999), mặc dù đối mặt với không ít lực cản. Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa khu vực Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo để đến năm 1999 giấc mơ về một đại gia đình Đông Nam Á chính thức trở thành hiện thực. với sự tham gia của 10 nước trong khu vực, nghi kỵ giữa các dân tộc dần được xóa bỏ, khoảng cách phát triển giữa các quốc gia từng bước được thu hẹp, tinh thần tự chủ củ khu vực cũng được nâng cao đáng kể.

Hai là, Việt Nam đã đóng vai trò nòng cốt trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn trong ASEAN như Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ – năm 1995); Tầm nhìn ASEAN 2020 (năm 1997) và các kế hoạch triển khai Tầm nhìn như: Chương trình hành động Hà Nội, Kế hoạch hành động Viêng Chăn; Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (năm 2003); Hiến chương ASEAN (năm 2007); Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015); Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột và nhiều thỏa thuận quan trọng khác như Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển…

Ba là, Không chỉ tham gia xây dựng quyết sách, trong từng giai đoạn phát triển của ASEAN. Việt Nam luôn tích cực và nghiêm túc cùng ASEANđưa ra các quyết sách vào triển khai như hiện thực hóa các tài liệu Tầm nhìn, đưa Hiến Chương ASEAN vào cuộc sống. Hiện nay, Việt Nam đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực triển khai xây dựng Cộng đồng, thực hiện các cam kết và đề xuất các sáng kiến trng nhiều lĩnh vực. Triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025  và các Kế hoạch tổng thể trên ba trụ cột của Cộng đồng. Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực với mức độ, phạm vi ngày càng sâu rộng. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (sau Xingapo).

Bốn là, Trong bối cảnh thế giới và khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của những biến động nhanh chóng và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến an ninh và ổn định ở Đông Nam Á. Việt Nam đã đóng góp vào quá trình xây dựng nguyên tắc “luật chơi”, cùng với ASEAN ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Cùng với ASEAN Việt Nam thúc đẩy đưa Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) trở thành bộ quy tắc chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước ASEAN mà cả giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực…Với những đóng góp của Việt Nam, ASEAN đã bày tỏ quan điểm, lập trường trên các vấn đề quan trọng như: Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP, tháng 11-2019). Liên quan đến Biển Đông, Việt Nam đã đóng góp tích cực để ASEAN có những bước tiến đáng kể như việc ra Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (ĐOC-năm 2002), Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông và hiện đang cùng ASEAN tiếp tục thúc đẩy triển khai đàm phán với Trung Quốc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Năm là, Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng  trong mở rộng quan hệ và đảy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Đáng chú ý, năm 2010 khi là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy mở rộng Cấp cao Đông Nam Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN với Trung Quốc (2009-2012), với Liên minh Châu Âu (2012-2015), với Ấn Độ (2015-2018) và hiện đang điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản (2018-2021). Những con số như: 10 đối tác đối thoại của ASEAN, trong đó bao gồm tất cả các nước lớn, 05 đối tác phát triển và đối thoại theo lĩnh vực gần 40 quốc gia trên thế giới tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, hơn 90 nước thiết lập quan hệ chính thức với ASEAN. Cho thấy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong đó có đóng góp của Việt Nam.

Sáu là, Đóng góp của Việt Nam đối với Hiệp hội còn thể hiện ở việc đảm nhận, đăng cai thành công các hoạt động và hội nghị quan trọng của ASEAN như: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Thủ đô Hà Nội (12-1998), vai trò của Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 (từ tháng 7 năm 200 đến tháng 7 năm 2001), vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và hiện đang nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020. Qua đó, Việt Nam góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất trong ASEAN, nâng cao uy tín của Hiệp hội và ghi dấu ấn trước Chủ tịch bằng nhiều sáng kiến.

Với những đóng góp nêu trên, đã chứng minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công tác đối ngoại của Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cộng đồng ASEAN, góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh, giữ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc Châu Á – Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương rộng lớn./.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét