Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

SỰ THẬT Ở VIỆT NAM CÓ TỰ DO BÁO CHÍ KHÔNG?


                                            Quốc Quyết
Vấn đề “tự do báo chí Việt Nam” là một nội dung quan trọng được Hạ Nghị viện Mỹ đề cập trong “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam” ( HR 2833), và đã được họ thông qua cách đây hai năm. Tiếp theo, trong hàng loạt các văn bản khác, như “Dự luật Nhân quyền Việt Nam” vừa được đệ trình lên Hạ Nghị viện Mỹ; Báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ, của Uỷ ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ; Nghị quyết của Liên minh châu Âu về tình hình nhân quyền trên thế giới, cũng như trong các tài liệu của các tổ chức núp dưới danh nghĩa phi chính phủ, như tổ chức “Quyền con người”, “Văn bút quốc tế”; “T chức nhà báo không biên giới”, họ đều lặp đi, lặp lại luận điệu đã quá cũ: “ Việt Nam không có tự do báo chí” (!).

Ở trong nước, trong các tài liệu lưu truyền trái phép của những người cơ hội chính trị cũng thường đề cập vấn đề “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, vu cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do ngôn luận; đòi phải có báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, báo đối lập “nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước”. v.v. và v.v.
Vậy thế nào là tự do báo chí và thực chất Việt Nam có tự do báo chí không?
Để làm rõ vấn đề cốt lõi này, cần xuất phát từ việc nghiên cứu, xem xét, làm rõ bản chất của hoạt động báo chí, vai trò, nhiệm vụ vẻ vang của báo chí, chỉ rõ thực chất cái gọi là “tự do báo chí” của phương Tây và thực trạng hoạt động báo chí của nước ta hiện nay.
Thứ nhất, cần nhận thức đúng nội dung tự do báo chí” trên cơ sở nhận thức đúng vai trò và nhiệm vụ vẻ vang của báo chí
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí, thì những hình thức ban đầu của báo chí, như những thông báo của chính quyền qua tiếng mõ làng, qua các yết thị dán nơi công cộng, như tờ Acta Diuna của người La Mã cổ xưa, các yết thị của chính quyền phong kiến Việt Nam ngày mồng một, ngày rằm dán tại các “Quảng Vân Đình”,... là những hình thức sơ khai của báo chí. Cùng với sự phát triển của ngành in, gồm chế tạo ra máy in (1810), mực in (1814), sự ra đời của báo viết phương Tây gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, nhằm phổ biến tư tưởng dân chủ tư sản, chống lại sự thống trị hà khắc của chế độ phong kiến, góp sức thúc đẩy phát triển khoa học-kỹ thuật và xây dựng xã hội công dân trong các nước châu Âu. Như vậy, báo chí ra đời do nhu cầu thông tin (trước hết là thông tin chính thức của nhà nước), do yêu cầu phát triển của xã hội công dân (trong thời kỳ đầu của nó nhằm chống lại chế độ phong kiến); tạo ra dư luận xã hội phục vụ sự phát triển của xã hội theo định hướng của giai cấp cầm quyền. Ở nước ta, cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dưới triều Nguyễn, trong “Tám điều cấp cứu” (Tế cấp bát điều ), Nguyễn Trường T đã đề nghị “ấn hành một tờ nhật báo, đăng những chiếu, sớ, dụ và những hành sự của các vị danh thần đương thời cho học sinh đọc để biết công việc trong nước, đó cũng là một việc ích lợi. Lợi ích của nó rộng rãi thấm nhuần mưa móc, nhưng không thể chỉ rõ ra hết được, để làm sẽ thấy...”.
Như vậy, từ sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, với sự xuất hiện và phát triển của báo chí, có thể xác định các chức năng chính của báo chí là:
Chức năng thông tin: cung cấp các thông tin, trước hết và chủ yếu nhất là của Nhà nước, công bố rộng rãi cho nhân dân biết.
Chức năng phản ảnh: miêu tả những hoạt động kinh tế - xã hội về mọi mặt để mọi người trong xã hội đều biết.
Chức năng tạo ra dư luận xã hội: qua báo chí để hướng dẫn dư luận xã hội, hướng người ta tới những hành động xã hội, thúc đẩy sự phát triển xã hội theo chủ ý của giai cấp cầm quyền.
Chức năng nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu tinh thần của các tầng lớp nhân dân…
Thực tiễn hoạt động của báo chí từ lúc ra đời đã khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong xã hội, đặc biệt là vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy, “tự do báo chí” cũng phải nhằm phục vụ cho sự phát triển đó. Nhưng, cũng có một thực tế cần được làm sáng tỏ là có những tổ chức, những nhóm người thường núp dưới danh nghĩa “tự do báo chí” để chống lại sự phát triển của xã hội, bảo vệ những cái đã lỗi thời so với đà tiến lên của xã hội loài người, gieo rắc thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân, bảo vệ lợi ích của một thiểu số người, đi ngược lại xu thế tiến bộ chung của xã hội. Vậy, “tự do báo chí” cần được hiểu đúng và thực hiện đúng như thế nào?.
Thứ hai, vấn đề tự do báo chí:
Như trên đã phân tích, báo chí ra đời trong xã hội tư bản, được thiết kế trên tư tưởng dân chủ tư sản. Đó là một bước tiến bộ của lịch sử. Trong xã hội công dân, báo chí có khả năng phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực của mình, thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong xã hội công dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, cho nên, mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội phải tuân theo pháp luật. Vì vậy, hoạt động báo chí cũng phải tuân theo pháp luật. Nhưng pháp luật trong xã hội tư bản là sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. H sử dụng bộ máy nhà nước để duy trì trật tự xã hội vì lợi ích của giai cấp tư sản. Vì vậy, không thể có tự do báo chí thuần túy, tự do báo chí tuyệt đối, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Người ta thường hay quên điều này để chỉ trích nước này, nước nọ, trong khi chính nước họ đã và đang diễn ra sự vi phạm tự do báo chí. Việc chính quyền của giai cấp tư sản cấm đoán, kiểm duyệt, đóng cửa,… các tờ báo tiến bộ trong xã hội tư sản, từ thời C.Mác, Ph.Ănghen, V.Lênin, cho đến những năm gần đây, họ sa thải các nhà báo đã thông tin không đúng với ý đồ thông tin của họ, đã nói lên điều đó.
Như vậy, tự do báo chí luôn luôn nằm trong sự quản lý của pháp luật. Tự do báo chí sẽ góp phần cho sự phát triển của xã hội, khi giai cấp cầm quyền đại diện sự tiến bộ của lịch sử. Ngược lại, khi họ lợi dụng danh nghĩa “tự do báo chí” để phục vụ giai cấp đã cản trở sự tiến lên của lịch sử, thì đó chính là sự phản lại vai trò tiến bộ của báo chí.
Cần khẳng định rằng, muốn có tự do báo chí theo nghĩa chân chính, phải trên nền tảng một xã hội dân chủ. Không thể có tự do báo chí trong một xã hội độc tài, phát xít, chuyên quyền, độc đoán. Những kẻ đốt sách, giết nhà nho (như Tần Thuỷ Hoàng), đóng cửa tất cả các tờ báo tiến bộ chống phát xít (như chủ nghĩa phát xít Đức châu Âu) thì không bao giờ có tự do báo chí, tự do ngôn luận vì lợi ích chính đáng của nhân dân. Lịch sử cận đại đã chứng minh rằng không có tự do báo chí, khi bọn thực dân thi hành chính sách phân biệt đối xử, nhằm nô dịch các dân tộc trong vòng tăm tối. Với mưu toan ấy, họ dùng mọi thủ đoạn huỷ hoại các di sản văn hoá của cả một dân tộc. Hitle đã cướp bóc các tranh tượng, tác phẩm nghệ thuật của cả châu Âu về phục vụ riêng mình. Trong các chế độ độc tài, vai trò tiến bộ của báo chí đã bị loại bỏ. Những tờ báo chỉ được tiếp tục xuất bản, nếu tỏ rõ ý thức phục vụ vô điều kiện sự tồn tại của chính quyền độc tài, chuyên chế, phát xít đó. . .
Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản mới ra đời chống lại giai cấp phong kiến, báo chí tuyên truyền cho tư tưởng dân chủ tư sản, pháp luật tư sản, có tác dụng tích cực, cổ vũ việc xây dựng xã hội dân chủ tư sản, xã hội công dân. Bằng công cụ sách, báo, cả một “thế kỷ ánh sáng”, giai cấp tư sản Pháp đã tuyên truyền có hiệu quả cho khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”. Những tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Môngtexkiơ, “Khế ước xã hội” của G.Rútxô có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền tư tưởng tiến bộ này trong quần chúng nhân dân, chuẩn bị lực lượng cho Đại cách mạng Pháp. Giai cấp tư sản khi đang lên đã triệt để sử dụng vũ khí sách, báo để phục vụ cuộc đấu tranh của mình chống lại tư tưởng phong kiến. thời điểm đó, báo chí đã phát huy được vai trò tiến bộ của mình, góp sức thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên, khi giai cấp tư sản đã thiết lập được quyền thống trị của họ, thì pháp luật về báo chí lại là công cụ đắc lực phục vụ quyền lợi cho một thiểu số bóc lột. Để bảo vệ chính quyền, giai cấp tư sản đã xếp các loại báo bảo vệ nó là báo chí “tiến bộ”, vì là “con ngựa thành Tơ-roa” bảo vệ cho chế độ tư bản, còn lại các tờ báo nói lên tiếng nói phản kháng của số đông nhân dân thì họ liệt vào loại “phản động”. Các tờ báo của giai cấp công nhân mới bước lên vũ đài chính trị, cổ động cho một xã hội không có người bóc lột người, cũng đều bị coi là phản động. Chính quyền tư sản ban hành các đạo luật khắt khe, trong đó có các đạo luật về báo chí, quy định những điều cấm kỵ. Người ta có thể tha hồ nói, tha hồ viết về tất cả mọi vấn đề, nhưng có một nội dung không được động chạm đến, đó là: “quyền tư hữu”. Vì theo Hiến pháp do họ soạn thảo, “đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Rõ ràng là, xuất phát từ lợi ích của thiểu số giai cấp cầm quyền, khái niệm “tự do báo chí” đã bị bóp méo. Nói cách khác, những tờ báo nào có quan điểm ngược lại với quan điểm của giai cấp tư sản, thì lập tức bị họ vô hiệu hoá. Các tờ báo do C.Mác sáng lập ra, như Rênani (mới), đã liên tục bị kiểm duyệt, rồi bị đóng cửa. Báo Tia lửa của V.I.Lênin cũng lâm vào tình trạng tương tự. Giai cấp tư sản cầm quyền luôn luôn “cảnh giác” với các tờ báo bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân.
Từ khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản phương Tây đua nhau đi xâm lược các nước kém phát triển, biến họ trở thành thuộc địa. Tại những nước này, những tờ báo, cây bút nào phục vụ sự ổn định và bền vững quyền thống trị của thực dân thì được tồn tại; nếu làm ngược lại, lập tức sẽ bị đóng cửa. Thực tiễn ấy, khiến nhà báo, nhà văn lớn Ngô Tất T đã thốt lên lời phản kháng trong bài “Nước ta có tự do ngôn luận không”. Bằng chế độ kiểm duyệt hà khắc, thuế môn bài, mọi số báo bị coi là “có vấn đề” đều bị soi xét kỹ và ngay lập tức bị cắt bỏ, nếu như vi phạm điều “cấm kỵ” nêu trên.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, tự do báo chí được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Mà pháp luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, khi giai cấp cầm quyền còn đóng vai trò tiến bộ của lịch sử, thì tự do báo chí có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Và ngược lại, khi giai cấp cầm quyền đã là vật cản bước tiến của xã hội, thì “tự do báo chí” không thể nào có được, theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Thứ ba, hoạt động báo chí Việt Nam
Báo chí Việt Nam thật sự ra đời, khi thực dân Pháp xâm lược và thực hiện ách cai trị của chúng nước ta. T báo đầu tiên ra đời bằng chữ quốc ngữ là tờ “Gia Định báo”, xuất bản số đầu tiên ngày 15-4-1865. Tiếp đó là các tờ “Phan Yên báo”, “Nông cổ Mím đàm”, “Lục tỉnh Tân Văn”,... Nhiều tờ báo đã lọt qua được sự kiểm soát khắt khe của chính quyền thực dân để ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ủng hộ các phong trào yêu nước như Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân.
Nhưng, dù với những lời kêu gọi còn xa xôi như vậy của các tờ báo Việt Nam, với chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận, chính quyền thực dân đã đóng cửa nhiều tờ báo, bắt giam một số chủ bút,... T “Phan Yên báo” xuất bản số đầu tiên vào tháng 12-1898, được 7,8 số, thì bị đóng cửa, do in loạt bài của “Cuồng sĩ” thể hiện xu hướng yêu nước. Trần Khánh Chiếu, người điều khiển tờ “Lục tỉnh Tân Văn” được 50 số, do có xu hướng cấp tiến cũng bị chính quyền Pháp bắt giữ,… Mặc dù bị đàn áp như vậy, nhưng báo chí Việt Nam vẫn vượt qua những phạm vi hoạt động vô cùng nhỏ hẹp của mình để đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. Khi có điều kiện thuận lợi, như thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936- 1939), dòng báo chí yêu nước, chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản công khai và góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tại các vùng tạm chiếm vẫn tồn tại các tờ báo yêu nước, lên án chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc, thực dân, kêu gọi lòng yêu nước, tinh thần chống thực dân, đế quốc, cổ vũ ý chí chống chiến tranh, đòi lập lại hoà bình Việt Nam,... Nhiều người đã bị đàn áp, tù đày, thực sự là “Bút máu”, như nhà báo Vũ Hạnh đã viết.
Rõ ràng là, ngay từ khi mới ra đời, ngoài một vài tờ báo của bọn bồi bút phục vụ sự cai trị của thực dân, báo chí Việt Nam đã tìm cách vượt qua sự kiểm soát ngặt nghèo của chính quyền để tham gia cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc, cổ vũ ý chí giành và giữ độc lập, tự do của T quốc.
Nền báo chí cách mạng Việt Nam thực sự hình thành, khi tờ “Thanh Niên” do Bác H sáng lập, ra số đầu tại Quảng Châu, ngày 21/6/1925. Hoảng hốt trước sức mạnh của báo chí cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp đã tiến hành kiểm soát gắt gao, do vậy, những người cách mạng đã tìm cách xuất bản bí mật trong nước, hay xuất bản nước ngoài rồi bí mật chuyển về trong nước. Báo “Thanh Niên”, Cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã là tờ báo đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, chuẩn bị về mặt lý luận, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo chí cách mạng xuất bản công khai trong giai đoạn 1936 - 1939 cũng như trong cao trào giải phóng dân tộc 1941 - 1945 , trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã thật sự chinh phục trái tim, khối óc của hàng triệu người, cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của T quốc, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. Hơn 400 nhà báo đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả.
  thể khẳng định rằng, dù trong hoàn cảnh và điều kiện bóp nghẹt tự do báo chí của chính quyền thực dân, đế quốc, song, với đường lối kháng chiến và kiến quốc của Đảng phù hợp với lòng dân, tự do báo chí Việt Nam luôn luôn là thứ tự do báo chí phục vụ độc lập và tự do của T quốc.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất T quốc, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Cả nước hiện có hơn 550 cơ quan báo chí, với 713 ấn phẩm báo chí, bình quân 7,5 bản báo đầu người/năm.
Đài Tiếng nói Việt Nam đã có 6 hệ chương trình, 452 chương trình, thời lượng phát sóng 172 giờ trong ngày. Sóng phát thanh không chỉ đã phủ trong toàn quốc, mà còn toả khắp năm châu, đáp ứng nhu cầu tinh thần của hàng triệu đồng bào sống nước ngoài và bầu bạn thế giới. Cùng với 11 trạm phát sóng và phát qua vệ tinh của Đài Tiếng nói Việt Nam, còn có 64 đài tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh truyền hình cấp huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM.
Đài Truyền hình Việt Nam có 5 kênh, phủ sóng đến 85 % hộ gia đình Việt Nam, có 4 đài khu vực và 61 đài phát thanh, truyền hình tỉnh và thành phố. Trong những năm gần đây, Đài đã có Chương trình VTV4 phủ sóng đến nhiều vùng trên thế giới, được cộng đồng người Việt Nam nước ngoài và bầu bạn năm châu đón nhận và hoan nghênh.
Mặc dù mới được phát triển trong mấy năm gần đây, báo điện tử đã có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng 32,5%/năm. Hiện nay nước ta đã có hơn 20 tờ báo điện tử và hàng trăm trang thông tin điện tử; 6 nhà cung cấp dịch vụ và kết nối Internet; 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet và hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo điện tử trên Internet,…
Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp tiếng nói của nhân dân,; đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân.
Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền, kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hoà bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân.
Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã hội. Báo chí ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khoá VIII, Đảng ta đã coi báo chí là công cụ giám sát các hoạt động của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước, phát hiện và phê phán cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu,…
Có thể đi đến kết luận là, báo chí và hoạt động báo chí Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do báo chí nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét