Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

GÓP PHẦN PHÊ PHÁN, PHẢN BÁC NHỮNG THÔNG TIN, QUAN ĐIỂM VÀ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH PHẢN ĐỘNG


                                                              Thanh Tuan
               
Ngăn chặn, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, làm tốt nhiệm vụ đó sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là nhiệm vụ nặng nề, cần phải có sự tham gia của nhiều ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tập trung cơ sở vật chất, trí tuệ… kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, phản bác những tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch, phản động có hiệu quả.
Để đấu tranh ngăn chặn, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân hiểu rõ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin là giá trị trường tồn đã được thẩm định, tôi luyện trong tiến trình lịch sử của cách mạng vô sản thế giới và cách mạng Việt Nam. Tính cách mạng, khoa học đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lĩnh hội trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và đã được khẳng định bởi tính nhân văn, nhân đạo cao cả. Những điều tốt đẹp đó phải được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong cán bộ, đảng viên, tạo “rào chắn” hữu hiệu để “miễn dịch” các thứ độc hại từ những luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Cái đảm bảo thắng lợi của việc ngăn chặn, phản bác các luận điệu sai trái chính là ở lòng tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đúng đắn do Đảng ta vạch ra. Vì thế, hơn bao giờ hết, bằng mọi cách phải củng cố, hoàn thiện hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác, làm cho uy tín của học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng ta được đề cao trong xã hội. Đây chính là yếu tố quan trọng, là cơ sở để ngăn chặn, phản bác có hiệu quả mọi luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo về mặt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có thông tin và truyền thông. Tư tưởng, quan điểm được hiện thực hóa thông qua hệ thống các cơ quan làm công tác tư tưởng từ Trung ương đến cơ sở. Trách nhiệm của cơ quan truyền thông phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân những thông tin chính xác, khách quan về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phải có định hướng về mặt chính trị, tư tưởng đối với hệ thống thông tin đại chúng, hướng đến bảo vệ những thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục quần chúng tinh thần yêu nước, yêu quê hương… biết nhận diện đúng đắn và tích cực tham gia đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Thứ ba, hoàn thiện, nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác tư tưởng, thông tin và truyền thông.
Những người làm công tác tư tưởng, thông tin và truyền thông phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, giác ngộ lý tưởng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Đội ngũ này phải được nâng cao trình độ lý luận chính trị, hiểu biết sâu sắc những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ phải được thường xuyên tập huấn nghiệp vụ về thông tin, truyền thông, phải có trình độ ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ, có khả năng phát hiện, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đội ngũ này không những là người biết định hướng cho công chúng phương pháp, cách thức đấu tranh, ứng phó với các luận điệu sai trái, thù địch có hiệu quả, mà chính họ là những người trực tiếp đấu tranh ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái. Vạch trần âm mưu xuyên tạc bản chất chế độ ta, góp phần đánh bại mọi thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế pháp lý nhằm quản lý hiệu quả công tác thông tin, truyền thông.
Hiện nay, biện pháp quản lý các phương tiện thông tin, truyền thông còn có nhiều bất cập, nhất là đối với các báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, các trang mạng xã hội có máy chủ đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là một thực tế gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm. Trong khi đó, hằng ngày, hằng giờ các thế lực thù địch tung lên mạng nhiều thông tin độc hại, tấn công vào nội bộ ta, gây nhiều khó khăn cho ta trong quản lý trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Do đó, hoàn thiện các thể chế pháp lý, ban hành các điều luật, các văn bản dưới luật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Cùng với đó phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm chủ động ngăn chặn các thông tin độc hại tấn công vào Việt Nam. Mặt khác, cần có chính sách hợp lý khuyến khích, tuyển chọn và huy động nhân tài trong lĩnh vực này, cùng với chuyên gia an ninh mạng tham gia thiết lập các “bức tường thép” để ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại thâm nhập vào nước ta. Làm tốt những vấn đề trên sẽ góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
                                                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét